Theo kết quả điều tra, nghiên cứu thực trạng chi phí kinh doanh trong năm 2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đến nay nhiều ngành sản xuất trong nước vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Giá thành nguyên liệu biến động tăng không chỉ gây áp lực lớn về tài chính, mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn khó kiểm soát chất lượng hàng hóa. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến cho chi phí nguyên liệu trong giá thành sản xuất còn cao, chất lượng sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng hóa cũng như của doanh nghiệp Việt Nam vẫn hạn chế.

 Để khắc phục tình trạng trên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi mạnh hơn nhằm khuyến khích phát triển các vùng nguyên liệu phù hợp với điều kiện, lợi thế, nhất là đối với các ngành sản xuất mà tiềm năng, lợi thế trong nước có thể chủ động phát triển nguồn nguyên liệu như ngành dược, dệt may, thủy sản… thông qua việc hỗ trợ mạnh mẽ hơn công tác quy hoạch, ưu đãi về đất đai, lãi suất vay vốn… cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, sản xuất nguyên liệu và các mặt hàng thay thế nhập khẩu…

Về phía doanh nghiệp, cần có chiến lược phát triển và sử dụng nguồn nguồn nguyên liệu trong nước để từng bước giảm phụ thuộc vào bên ngoài, qua đó giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh…/.

TBT