Không nằm ngoài bối cảnh chung của cả nước, ngành Công Thương Sơn La đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19.

Theo báo cáo từ Sở Công Thương Sơn La, từ đầu năm tới nay sản xuất của một số lĩnh vực công nghiệp chủ lực bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, lĩnh vực dệt may bị thiếu nguyên liệu sản xuất, nếu dịch bệnh kéo dài đến tháng 5 năm 2020 sẽ có nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm sản lượng sản xuất, cụ thể là các Doanh nghiệp: sản xuất tre, than sinh, chế biến rau quả, cà phê có thị trường tiêu thụ tại EU, UAE, Nhật bản, Hàn Quốc,… bị hạn chế đơn hàng, sản xuất cầm chừng hoặc dừng sản xuất. Về đầu tư phát triển thuỷ điện, theo kế hoạch năm 2020 tỉnh sẽ hoàn thành thêm 9 nhà máy thuỷ điện nhỏ với công suất 146,6MW, tuy nhiên tiến độ triển khai bị ản hưởng. Dự kiến, trong năm sẽ có ít nhất 3 nhà máy không đi vào hoạt động đúng tiến độ khiến tổng sản lượng giảm 120 triệu Kwh, tương ứng giảm 6,3% so với kế hoạch và 1,2% tổng sản lượng điện sản xuất của tỉnh.

Bức tranh thương mại cũng không mấy sáng hơn,  tháng 3, doanh thu của một số ngành dịch vụ giảm so với tháng trước, trong đó ngành dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ giảm sâu nhất với 10,3%, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống du lịch giảm 16,59%. Đối với lĩnh vực vận tải, quý I, số lượt hành khách vận chuyển giảm 10,29% so với cùng kỳ, số lượt khách luân chuyển giảm 11,3% , doanh thu vận tải hành khách quý I giảm 2,36% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự, xuất khẩu quý I của tỉnh đạt 24,7 triệu USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nước bạn Trung Quốc đã bắt đầu mở cửa thông thương trở lại một số cửa khẩu nhưng còn khó khăn, tốc độ thông thương còn chậm gây ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị hàng hoá xuất khẩu, nhất là trái cây tươi. Ngoài lĩnh vực kinh tế, dịch Covid-19 còn ảnh hưởng tới các lĩnh vực xã hội khác như giáo dục, đào tạo; lao động, việc làm trên địa bàn Tỉnh…

Trước những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, UBND tỉnh Sơn La đã nhanh chóng triển khai các giải pháp giúp doanh nghiệp. Theo đó, tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành thực hiện nghiêm, đồng bộ Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP của Chính phủ. Cải thiện môi trường đầu tư, huy động và thu hút các nguồn lực, đảm bảo cân đối cho đầu tư phát triển; miễn giảm, gia hạn, hỗ trợ về thuế đối với các tổ chức, cá nhân ảnh hưởng do dịch bệnh. Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực, sản phẩm. Đấu tranh mạnh mẽ, xoá bỏ các thông tin thất thiệt, thiếu chính xác, nhất là thông tin trên môi trường mạng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về thông tin để giảm thiểu sự hoang mang, ổn định tâm lý cho nhân dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để tháo gỡ triệt để khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Cao Bằng đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành về thúc đẩy sản xuất kinh doanh: Chỉ đạo các cơ quan chức năng tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá, hỗ trợ các tỉnh có cửa khẩu biên giới thông quan hàng hoá thuận lợi; chỉ đạo ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, các chính sách tín dụng phù hợp; cho giãm nợ, giảm lãi suất, khoanh nợ vay đến hạn trả, trong đó nghiên cứu cho vay tái cấp vốn lãi suất 0% để hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động; cho doanh nghiệp giãn thời gian nộp bảo hiểm xã hội…

Về an sinh xã hội: Tăng cường chỉ đạo hiệp hội bán lẻ, các chuỗi phân phối thu mua nông sản trong nước nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân; hỗ trợ trực tiếp nguời lao động tạm ngừng việc, cho doanh nghiệp vay để trả lương cho người lao động không lãi suất, mức vay bằng mức lương tối thiểu; ngành hải quan miễn thuế với một số mặt hàng liên quan đến các trang thiết bị phòng chống dịch.

Về giải ngân vốn đầu tư công: Đề nghị phân bổ đủ số vốn kế hoạch đầu tư công trung hian 2016-2020 theo mức được giao; sớm phân bổ số vốn dự phòng để địa phương kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh. Bố trí vốn để tỉnh triển khai thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế- xã hội vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La giai đoạn 2….

TTCN-ARIT