Giá trị nhập khẩu thực phẩm vào các quốc gia thuộc khối Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) sẽ tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ tới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của mức dân số đang ngày càng tăng cao trong khu vực.

 

Một nghiên cứu mới đây cho thấy khi lượng tiêu thụ thực phẩm tăng, tổng giá trị nhập khẩu thực phẩm tại các nước GCC sẽ đạt 53,1 tỉ USD vào năm 2020, tăng 105% so với lượng nhập khẩu của năm 2010, ở mức 25,8 tỉ USD.

Thực phẩm nhập khẩu vào Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất sẽ đạt 8,4 tỉ USD vào năm 2020, tăng 133% so với mức 3,6 tỷ USD của năm 2010.

Thực phẩm nhập khẩu vào Ả-rập Xê-út, hiện tại đang chiếm 64,9% tổng mức tiêu thụ thực phẩm các nước GCC và sẽ đạt 35,2 tỉ USD vào năm 2020, tăng 105% so với mức 16,8 tỷ USD của năm 2010.

Thực phẩm nhập khẩu vào Cô-oét sẽ tăng 130%, đạt mức 5,3 tỉ USD, nhập khẩu thực phẩm vào Ô-man sẽ đạt 4,8 tỉ USD, tăng 128% và thực phẩm nhập khẩu vào Ca-ta sẽ tăng 153% và đạt mức 3,3 tỉ USD.

Các nước GCC hiện đang nhập khẩu 90% tất cả các sản phẩm thực phẩm. Với mức tăng dân số gấp 3 lần mức tăng trung bình của thế giới, khu vực này ngày càng trở nên phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm.

Lượng thực phẩm tiêu thụ tại Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất dự kiến tăng 5,4% từ mức 7,8 triệu tấn trong năm 2011 lên mức 9,7 triệu tấn vào năm 2015. Với diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 0,8% tổng diện tích đất, với ngành nông nghiệp chỉ chiếm 0,9% GDP của cả nước, Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất, cũng như Ô-man và Ca-ta, phải nhập khẩu trên 75% tổng khối lượng thịt gia cầm và thịt đỏ tiêu thụ trong nước.

Cùng với Ả-rập Xê-út và Ô-man, Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất sản xuất khoảng 70% lượng trái cây tiêu thụ, nhưng cũng giống như Ca-ta và Ba-ranh, rau củ tiêu thụ tại quốc gia này chủ yếu vẫn là rau củ nhập khẩu./.
 

 

Nguồn: Vụ KV4 - Bộ Công Thương