Với phương châm “Bắc cầu đi tới thành công”, sau 10 năm thành lập (4/7/2003-4/7/2013), Cục CNĐP đã làm tốt nhiệm vụ cầu nối giữa Bộ Công Thương với các địa phương về nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT).

 

 

 

 

CÁC ĐỒNG CHÍ NGUYÊN LÀ LÃNH ĐẠO CỤC CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG QUA CÁC THỜI KỲ

 

Ông. Nguyễn Doanh Châu

Nguyên Cục trưởng

Thời kỳ: 7/2003 - 6/2004

Ông. Lê Dương Quang

Nguyên Cục trưởng

Thời kỳ: 8/2004 - 2/2007

Ông. Hoàng Quốc Vượng

Nguyên Cục trưởng

Thời kỳ: 3/2007 - 6/2008

Ông. Nguyễn Đình Hoàng Long

Nguyên Cục trưởng

Thời kỳ: 11/2008 -4/2011

 

Ông. Lương Mạnh Hùng

Nguyên Phó Cục trưởng

Thời kỳ: /2003 - /2008

Ông.Nguyễn Thăng Long

Nguyên Phó Cục trưởng

Thời kỳ: /2003 - /2008

 


 

 

 

Tập thể Lãnh đạo, CBCC Cục Công nghiệp địa phương những năm đầu thành lập

 

 

 


Các đ/c nguyên là Lãnh đạo Cục Công nghiệp địa phương qua các thời kỳ


 

Tập thể Lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Cục CNĐP ngày kỷ niệm 10 năm thành lập  (04/7/2013)

 

CỤC CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG: 10 năm "Bắc cầu đi tới thành công"

 

 Với phương châm “Bắc cầu đi tới thành công”, sau 10 năm thành lập (4/7/2003-4/7/2013), Cục CNĐP đã làm tốt nhiệm vụ cầu nối giữa Bộ Công Thương với các địa phương về nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT). 


Làm tốt công tác xây dựng cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật

10 năm qua, Cục đã xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành 22 loại văn bản quy phạm pháp luật. Thường xuyên tham gia xây dựng, góp ý nhiều chiến lược, quy hoạch, đề án phát triển của các Bộ, ngành, địa phương; các quy hoạch, đề án liên quan đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, kinh tế tập thể, hợp tác xã; kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; quy hoạch kinh tế-xã hội; quy hoạch phát triển công nghiệp; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp,... Phối hợp với các bên liên quan hướng dẫn, xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn; xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển CN-TTCN các địa phương, tổ chức các Hội nghị ngành công thương tại các vùng (Trung du miền núi Bắc Bộ; đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ; duyên hải miền Trung và Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; đồng bằng sông Cửu Long). Năm 2012, Cục đã giúp Bộ tổ chức 6 hội nghị tại 6 vùng đối với Giám đốc các Sở Công Thương với chuyên đề tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư cho các địa phương, hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp, hội nghị tập huấn triển khai các cơ chế chính sách mới... Đặc biệt, Cục đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Nghị định số 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển CNNT (nay là Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về khuyến công). Đây là khung pháp lý cao nhất đảm bảo hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương. 

Hoạt động khuyến công ngày càng khởi sắc

 Qua gần 10 năm triển khai, kinh phí để triển khai hoạt động khuyến công (KC) ngày càng tăng: Năm 2005 tổng kinh phí KC (quốc gia và địa phương) mới chỉ đạt được là 34,056 tỷ đồng; đến năm 2013 tổng kinh phí là 228,84 tỷ đồng, tăng 6,72 lần so với năm 2005. Tổng kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương cả giai đoạn (2005-2013) là 1.155,8 tỷ đồng. Việc hỗ trợ kinh phí KC tập trung vào các hoạt động đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp; xây dựng mô hình trình diễn; chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc hiện đại vào sản xuất; xử lý ô nhiễm môi trường... Kết quả, hàng nghìn doanh nghiệp được thụ hưởng kinh phí KC, tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động ở địa phương; nhiều ngành nghề, làng nghề CN-TTCN được khôi phục và phát triển; nhiều doanh nghiệp công nghiệp nông thôn (CNNT) được thành lập; nhiều cụm điểm công nghiệp được xây dựng;

 

10 năm qua, Cục CNĐP đã thực hiện hỗ trợ các lĩnh vực: Đào tạo khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý cho 55.577 lượt cán bộ. Đào tạo nghề, truyền nghề cho 542.706 lao động nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người … Xây dựng 1.154 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, sử dụng công nghệ hiện đại; 2.010 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất; Hỗ trợ hơn 7.000 lượt cơ sở CNNT tham gia hội chợ triển lãm để quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác...


Chỉ tính riêng khu vực phía Bắc, Trung tâm KC 1 (IPC1) đã trực tiếp triển khai hoạt động 50 đề án KC với tổng kinh phí hỗ trợ 17,850 tỷ đồng, tập trung vào các nội dung: Đào tạo nghề, truyền nghề; hỗ trợ thành lập doanh nghiệp; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; ứng dụng máy móc thiết bị; thiết kế mẫu mã sản phẩm; tổ chức hội chợ triển lãm hàng CNNT; tập huấn nâng cao nghiệp vụ..
 


Mọi hoạt động ngày càng đi vào quỹ đạo

 Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (SPCNNTTB) nhằm phát hiện và tôn vinh những sản phẩm công nghiệp nông thôn có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Từ đó, Cục sẽ có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển CNNT. Riêng năm 2012, với 352 sản phẩm tham gia bình chọn trên cả nước, đã có 197 sản phẩm được công nhận là SPCNNTTB cấp khu vực.


Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phát biểu chúc mừng Cục CNĐP tại Lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập

Quản lý phát triển cụm công nghiệp (CCN) ngày càng đi vào quỹ đạo. Cục đã tổng hợp kết quả sau 1 năm và sau 2 năm thực hiện Quy chế quản lý CCN để Bộ báo cáo Thủ tướng; báo cáo kết quả rà soát quy hoạch, thành lập và hoạt động của các CCN trên cả nước. Thực hiện tốt công tác thỏa thuận, bổ sung quy hoạch phát triển CCN ở các địa phương; hướng dẫn xử lý chuyển đổi các CCN hình thành trước khi Quy chế quản lý CCN có hiệu lực; kiểm tra, đánh giá thực hiện Quy chế quản lý CCN ở các địa phương; xây dựng kế hoạch hỗ trợ từ kinh phí KC đối với việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng và hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN tại các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn..v.v..


Trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ công nghiệp và vừa (DNCN N&V), Cục đã phối hợp với các địa phương, các hiệp hội để xây dựng cơ sở dữ liệu về DNCNN&V; Phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam xây dựng Chiến lược và quy hoạch tổng thể Phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020,… Phối hợp với các tổ chức nước ngoài tổ chức các Hội thảo, các khóa đào tạo kỹ năng, lựa chọn các doanh nghiệp cơ khí tham gia chương trình huấn luyện xuất khẩu sang EU giai đoạn 2013-2017. Phối hợp với các bên liên quan rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách và nội dung tiêu chí thực hiện Chương trình Nông thôn mới, cụ thể: nghiên cứu góp ý sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2010-2020 trong đó đề xuất sửa đổi tiêu chí số 7 (chợ nông thôn); góp ý sửa đổi tiêu chí số 10 (thu nhập); góp ý danh mục các nhiệm vụ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới...; theo dõi, giám sát việc thực hiện tiêu chí số 4 (điện nông thôn) và số 7 (chợ nông thôn) giai đoạn 2011 – 2020 theo quy định của Bộ Công Thương.


Các Trang thông tin điện tử của Cục đã được nâng cấp và hoạt động có tác dụng tích cực; Bản tin Khuyến công của Cục được xuất bản thường xuyên với số lượng 1100cuốn/số/tháng đã nhận được hiệu ứng tích cực từ độc giả. Phối hợp tốt với các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài Bộ thực hiện cung cấp thông tin, đăng tải các tin, bài liên quan đến các lĩnh vực phát triển CN-TTCN, hoạt động KC, quản lý điểm, CCN, phát triển DNCN N&V…; phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách, kinh nghiệm, kiến thức…. Đặc biệt, Cục đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất chương trình thông tin tuyên truyền về Công nghiệp địa phương trên truyền hình. Đến nay, đã thực hiện hiện phát sóng được 07 tháng trên sóng VTV1, với tần suất 05số/tuần và trên sóng phát thanh VOV với tần suất 02 số/tuần.


Thời gian tới, Cục CNĐP sẽ tiếp tục xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực: Khuyến công, cụm công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ…; đặc biệt là xây dựng Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng các chương trình, kế hoạch, chính sách hỗ trợ, cung cấp thông tin cần thiết về xúc tiến, hỗ trợ, giúp các DNCNN&V có đủ năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đổi mới các hoạt động KC; huy động các nguồn lực tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp và các dịch vụ KC ở nông thôn.



 

 

 

Những thành tích đã đạt được

Năm: 2004, 2006, 2008, 2010, 2011, 2012: Cờ thi đua và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Bộ Công Thương. Năm 2005: Cờ thi đua của Chính phủ và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Năm 2007: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2009: Huân chương Lao động hạng Ba của Nhà nước.

 

 

 


 

Hoạt động của tổ chức Đảng

 

 

 Họp công bố Lễ ra mắt Đảng bộ Cục Công nghiệp địa phương

 

 
Tổ chức họp Đại hội Đảng bộ Cục theo nhiệm kỳ  Tổ chức kiết nạp đảng viên mới

 

 

 

Tổ chức Công đoàn

 

Ban Chấp hành Công đoàn Cục Công nghiệp địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

Đoàn viên Công đoàn Cục CNĐP quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt Gom sách giáo khoa, đồ dùng học tập tặng học sinh vùng sâu, vùng xa

 

 

 

 


 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN

 

     
     

 

 

 

  

 

 

 

 Lễ ra mắt Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 - IPC1