Nghệ An hiện có 187 làng có nghề đi vào hoạt động, tạo việc làm ổn định cho hơn 15.000 lao động, trong đó có 65 làng nghề được UBND tỉnh công nhận đủ tiêu chí. Doanh thu của các làng nghề trong quý 1/2009 tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, thu hút thêm 1.500 lao động vào sản xuất, thu nhập lao động trong các làng nghề đạt từ 800.000 đồng đến 3 triệu đồng/người/tháng.
Nhiều địa phương phát triển nhanh làng nghề như: Nghi Lộc 15 làng, Quỳnh Lưu 15 làng, Diễn Châu 10 làng, góp phần xoá đói giảm nghèo hiệu quả. Điển hình là xã Nghi Thái ( huyện Nghi Lộc) có 10 làng mây tre đan đủ tiêu chí, có cơ sở hạ tầng khá tốt, có doanh thu cao. Các làng nghề chế biến hải sản An Hoà (thị xã Cửa Lò), làng mộc dân dụng và mỹ nghệ Nam Thắng, xã Quỳnh Hưng (huyện Quỳnh Lưu), làng mộc Nghĩa Quang (thị xã Thái Hoà) giải quyết việc làm cho lao động rất lớn. Đặc biệt, Công ty TNHH Đức Phong đã ký hợp đồng tiêu thụ được gần 300.000 sản phẩm; hiện Công ty đang ký hợp đồng gia công với 55 làng nghề mây tre đan, móc sợi, sản xuất liên tục để giao hàng đúng tiến độ…
Nghệ An đã có Nghị quyết chuyên đề về khôi phục phát triển làng nghề trên địa bàn; chính quyền, đoàn thể các cấp đã có nhiều cơ chế, biện pháp khuyến khích về đào tạo thợ, cấp đất xây dựng nhà xưởng, cho vay vốn ưu đãi mua nguyên liệu, thiết bị; khôi phục nhanh nghề truyền thống, du nhập nghề mới. Bên cạnh đó, Liên minh HTX Nghệ An đã chỉ đạo làng nghề và Doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ từ khâu cung ứng nguyên liệu, tổ chức sản xuất đến bao tiêu sản phẩm. Tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương đẩy mạnh công tác phát triển làng nghề để đến năm 2010 toàn tỉnh đạt 100 làng nghề đủ tiêu chí, nâng cao hiệu quả hoạt động của các làng nghề theo hướng bền vững. Trong đó, các làng nghề và Doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thu sản phẩm, đây chính là cách tốt nhất để tăng trưởng cao, bền vững trong năm 2009 và những năm tiếp theo./.
Nhiều địa phương phát triển nhanh làng nghề như: Nghi Lộc 15 làng, Quỳnh Lưu 15 làng, Diễn Châu 10 làng, góp phần xoá đói giảm nghèo hiệu quả. Điển hình là xã Nghi Thái ( huyện Nghi Lộc) có 10 làng mây tre đan đủ tiêu chí, có cơ sở hạ tầng khá tốt, có doanh thu cao. Các làng nghề chế biến hải sản An Hoà (thị xã Cửa Lò), làng mộc dân dụng và mỹ nghệ Nam Thắng, xã Quỳnh Hưng (huyện Quỳnh Lưu), làng mộc Nghĩa Quang (thị xã Thái Hoà) giải quyết việc làm cho lao động rất lớn. Đặc biệt, Công ty TNHH Đức Phong đã ký hợp đồng tiêu thụ được gần 300.000 sản phẩm; hiện Công ty đang ký hợp đồng gia công với 55 làng nghề mây tre đan, móc sợi, sản xuất liên tục để giao hàng đúng tiến độ…
Nghệ An đã có Nghị quyết chuyên đề về khôi phục phát triển làng nghề trên địa bàn; chính quyền, đoàn thể các cấp đã có nhiều cơ chế, biện pháp khuyến khích về đào tạo thợ, cấp đất xây dựng nhà xưởng, cho vay vốn ưu đãi mua nguyên liệu, thiết bị; khôi phục nhanh nghề truyền thống, du nhập nghề mới. Bên cạnh đó, Liên minh HTX Nghệ An đã chỉ đạo làng nghề và Doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ từ khâu cung ứng nguyên liệu, tổ chức sản xuất đến bao tiêu sản phẩm. Tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương đẩy mạnh công tác phát triển làng nghề để đến năm 2010 toàn tỉnh đạt 100 làng nghề đủ tiêu chí, nâng cao hiệu quả hoạt động của các làng nghề theo hướng bền vững. Trong đó, các làng nghề và Doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thu sản phẩm, đây chính là cách tốt nhất để tăng trưởng cao, bền vững trong năm 2009 và những năm tiếp theo./.
Viết Hùng
Tin đã đăng