Theo báo cáo của ngành công thương Ninh Bình, trong 2 tháng qua, giá trị sản xuất công nghiệp trong tỉnh đạt hơn 884 tỷ đồng, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 265 tỷ, giảm gần 28%. Ngược lại, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn nước ngoài và các cơ sở sản xuất cá thể lại đạt kết quả khá với tỷ lệ tăng từ 20% đến hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 2/2009, sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 462 tỷ đồng, tăng 31% so với tháng 2 năm trước.
Những sản phẩm chính sản xuất giảm sút là: phân lân nung chảy đạt 33.800 tấn, giảm 27%, phân hỗn hợp NPK đạt 7.500 tấn, giảm 60%, thép hợp kim đúc đạt 72 tấn, giảm 44%. Đặc biệt là các loại thép cán từ phi 10 trở xuống đạt hơn 7.300 tấn, giảm hơn 45%. Các sản phẩm hoa quả đóng hộp đạt 581 tấn, giảm 66%, rau quả ướp lạnh giảm 63%, mỳ cuộn giảm 3,5%... Tuy vậy, một số mặt hàng truyền thống có thế mạnh của tỉnh như vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, may mặc, sản xuất điện, nước phục vụ tiêu dùng nội địa lại có tốc độ tăng khá. Trong đó, sản xuất gạch đất nung đạt gần 88 triệu viên, tăng 12%, khai thác đá đạt 321.000 tấn, tăng hơn 2,4 lần, quần áo may sẵn đạt 560.000 chiếc, tăng gấp 2 lần cùng kỳ năm trước.
Đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2009, bà Phạm Thị Hồng, Giám đốc Sở Công Thương Ninh Bình cho biết: khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới đang gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong tỉnh, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực kinh tế có hạn. Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ co hẹp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất cói, sắt thép... Doanh nghiệp cán thép Pômi Hoa đã phải cho hơn 200 công nhân nghỉ việc hưởng 70% lương. Nhiều doanh nghiệp khác cũng đã luân phiên cho công nhân tạm nghỉ chờ việc. Phát huy thế mạnh từ các sản phẩm vật liệu xây dựng, Ninh Bình đã đẩy mạnh khai thác đá, sản xuất gạch nung, xi măng, clanh ke cung cấp cho thị trường nội địa phục vụ các công trình xây dựng. Trong 2 tháng qua, các doanh nghiệp lớn như Công ty xi măng Tam Điệp, The Vissai, xi măng Duyên Hà, Công ty cổ phần nhiẹt điện Ninh Bình... vẫn bảo đảm tiến độ sản xuất 3 ca liên tục, góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng công nghiệp của tỉnh.
Ngành Công Thương Ninh Bình đang triển khai nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu bằng việc kích cầu đầu tư bảo lãnh cho các doanh nghiệp khó khăn vay vốn, hỗ trợ lãi suất, giãn nợ, miễn giảm thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường, giới thiệu tiềm năng của tỉnh, mời các doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác với doanh nghiệp tỉnh đầu tư phát triển sản xuất. Ngành cũng hướng dẫn doanh nghiệp tập trung khai thác thị trường nội địa có nhiềm tiềm năng, qui hoạch xây dựng hệ thống chợ, thị trường bán lẻ, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, từng bước khôi phục, phát triển sản xuất công nghiệp trong thời gian tới./.
Những sản phẩm chính sản xuất giảm sút là: phân lân nung chảy đạt 33.800 tấn, giảm 27%, phân hỗn hợp NPK đạt 7.500 tấn, giảm 60%, thép hợp kim đúc đạt 72 tấn, giảm 44%. Đặc biệt là các loại thép cán từ phi 10 trở xuống đạt hơn 7.300 tấn, giảm hơn 45%. Các sản phẩm hoa quả đóng hộp đạt 581 tấn, giảm 66%, rau quả ướp lạnh giảm 63%, mỳ cuộn giảm 3,5%... Tuy vậy, một số mặt hàng truyền thống có thế mạnh của tỉnh như vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, may mặc, sản xuất điện, nước phục vụ tiêu dùng nội địa lại có tốc độ tăng khá. Trong đó, sản xuất gạch đất nung đạt gần 88 triệu viên, tăng 12%, khai thác đá đạt 321.000 tấn, tăng hơn 2,4 lần, quần áo may sẵn đạt 560.000 chiếc, tăng gấp 2 lần cùng kỳ năm trước.
Đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2009, bà Phạm Thị Hồng, Giám đốc Sở Công Thương Ninh Bình cho biết: khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới đang gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong tỉnh, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực kinh tế có hạn. Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ co hẹp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất cói, sắt thép... Doanh nghiệp cán thép Pômi Hoa đã phải cho hơn 200 công nhân nghỉ việc hưởng 70% lương. Nhiều doanh nghiệp khác cũng đã luân phiên cho công nhân tạm nghỉ chờ việc. Phát huy thế mạnh từ các sản phẩm vật liệu xây dựng, Ninh Bình đã đẩy mạnh khai thác đá, sản xuất gạch nung, xi măng, clanh ke cung cấp cho thị trường nội địa phục vụ các công trình xây dựng. Trong 2 tháng qua, các doanh nghiệp lớn như Công ty xi măng Tam Điệp, The Vissai, xi măng Duyên Hà, Công ty cổ phần nhiẹt điện Ninh Bình... vẫn bảo đảm tiến độ sản xuất 3 ca liên tục, góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng công nghiệp của tỉnh.
Ngành Công Thương Ninh Bình đang triển khai nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu bằng việc kích cầu đầu tư bảo lãnh cho các doanh nghiệp khó khăn vay vốn, hỗ trợ lãi suất, giãn nợ, miễn giảm thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường, giới thiệu tiềm năng của tỉnh, mời các doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác với doanh nghiệp tỉnh đầu tư phát triển sản xuất. Ngành cũng hướng dẫn doanh nghiệp tập trung khai thác thị trường nội địa có nhiềm tiềm năng, qui hoạch xây dựng hệ thống chợ, thị trường bán lẻ, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, từng bước khôi phục, phát triển sản xuất công nghiệp trong thời gian tới./.
Vũ Khắc Cư
Tin đã đăng