Chương trình được thực hiện đến năm 2020 với mục tiêu chung là xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam, đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng được hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử, đặc biệt loại hình thương mại điện tử doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C); thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi để giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt; áp dụng phổ biến chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch thương mại điện tử; mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng;… Về nguồn nhân lực thương mại điện tử: 50.000 lượt doanh nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước được tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn về thương mại điện tử; 10.000 sinh viên được đào tạo về chuyên ngành thương mại điện tử, đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp.
Kinh phí thực hiện Chương trình cho giai đoạn 2014-2020 khoảng 450 tỷ đồng, được đảm bảo từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Nguyễn Hương