Quy hoạch nhằm mục tiêu xây dựng ngành Gốm sứ-Thủy tinh công nghiệp Việt Nam trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có nhiều sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại mẫu mã, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Cụ thể, giai đoạn 2011-2015 phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 14,3%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 17,0%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt 15,7%/năm.
Riêng với nhóm sản phẩm gốm sứ, quy hoạch mới ưu tiên khuyến khích phát triển các sản phẩm gốm sứ gia dụng có chất lượng cao, giá thành hợp lý. Tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm như: chậu bằng gốm, đồ gia dụng bằng gốm; đồ trang trí trong nhà và ngoài trời…Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm gốm sứ kỹ thuật phục vụ ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm gốm mỹ nghệ xuất khẩu. Phát triển ngành gốm sứ công nghiệp theo hướng từng bước tăng dần tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước giảm dần tỷ lệ nguyên liệu nhập khảu…
Quy hoạch cũng đưa ra nhiều giải pháp và chính sách nhằm đảm bảo quy hoạch được triển khai và đạt tối đa hiệu quả, như: giải pháp về đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học công nghệ; giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm và giải pháp về nguyên liệu…
Với vai trò chủ trì Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương công bố, tuyên truyền, hướng dẫn triển khai Quy hoạch; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch; Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
ARID