Xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) có một làng nghề giàu lên nhờ tái chế phế nhựa. Đó là làng nghề Tào Phú.
 
             Anh Nguyễn Văn Tiếp, chủ cở sở tái chế nhựa lớn nhất thôn Tào Phú đã đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, trang bị dây chuyền sản xuất tái chế hạt nhựa chất lượng cao. Mỗi tháng, cơ sở của anh Tiếp tái chế được trên 10 tấn nhựa phế liệu phục vụ sản xuất các mặt hàng gia dụng. Hiện nay sản phẩm nhựa tái chế của gia đình anh được tiêu thụ rộng trên thị trường các tỉnh miền Bắc, mới đây còn xuất sang thị trường Trung Quốc.
 
            Anh Tiếp cho biết: Để sản xuất ra các hạt nhựa chất lượng tốt, tất cả các phế liệu nhựa thu mua về được phân loại cẩn thận theo tiêu chí màu sắc và chất lượng. Các phế nhựa được tẩy sạch bằng xà phòng, phơi khô, cho vào máy nghiền nhỏ. Sau đó nhựa được đưa vào nấu thành phôi ở nhiệt độ cao. Phôi nhựa chảy ra theo các khuôn ống chạy qua hệ thống nước lạnh để định hình các dây nhựa. Sau đó nhựa được cắt thành những hạt nhựa thành phẩm có kích thước khoảng 2mm đóng bao xuất xưởng.
 
          Từ nghề tái chế hạt nhựa thành phẩm, mỗi năm gia đình anh thu lãi từ 200-300 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 15-20 lao động tại địa phương, với mức thu nhập trên 1 triệu đồng/tháng. Ngoài ra tạo việc làm cho hàng trăm hộ làm nghề chuyên thu gom, chọn, rửa phế liệu nhựa. Mặc dù mới vào nghề được gần 10 năm, từ số vốn ít ỏi vài chục triệu, hiện gia đình đã nâng tổng nguồn vốn lên hàng chục tỷ đồng.
 
          Không chỉ anh gia đình Tiếp giàu lên nhờ tái chế phế liệu nhựa, cả thôn Tào Phú có tới 305 hộ làm nghề, chiếm trên 80% số hộ làm nghề, trong đó trên 65% số hộ giàu lên từ nghề. Nếu tính cả xã Tam Hồng số hộ làm nghề tái chế phế liệu còn cao hơn nhiều. Hàng năm cả xã Tam Hồng sản xuất trên 5.000 tấn nhựa các loại, doanh thu đạt từ 15-20 t�