Với chủ trương phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn, mục tiêu cụ thể của chương trình là đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp nông thôn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt từ 28-30%, kim ngạch xuất khẩu hàng tiểu thủ công nghiệp đạt khoảng 1 tỷ USD, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến các sản phẩm nông-lâm-thủy sản. Chương trình này nhằm huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp và các dịch vụ khuyến công ở nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế-lao động theo hướng công nghiệp hóa, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển đời sống văn hóa-xã hội ở nông thôn. Chương trình bao gồm 7 chương trình nhỏ là đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề; nâng cao năng lực quản lý; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin; hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm-điểm công nghiệp và nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện. Chương trình khuyến công quốc gia được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và các tổ chức dịch vụ khuyến công./. TTXVN (23/08/2007)
Khuyến công quốc gia
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012, có tổng vốn đầu tư 400 tỷ đồng.
Tin đã đăng