Theo đó, đến năm 2020 Chương trình khuyến công thành phố hướng tới mục tiêu huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) và các dịch vụ khuyến công. Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở công nghiệp, giảm thiểu và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế...
Cụ thể, năm 2017 chương trình khuyến công thành phố Cần Thơ triển khai thực hiện đào tạo tập huấn nâng cao tay nghề tiểu thủ công nghiệp cho khoảng 140 lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT); tổ chức 4 lớp hỗ trợ khoảng 200 lượt học viên tham gia các khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý; hỗ trợ mô hình trình diễn và ứng dụng thiết bị chuyển giao công nghệ cho 04 cơ sở CNNT; hỗ trợ 02 cơ sở áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về khuyến công…
Giai đoạn 2018-2020, triển khai thực hiện đào tạo nghề cho 490 lao động theo nhu cầu của các cơ sở CN-TTCN; Tổ chức 06 lớp tập huấn về khởi sự doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển 20 cơ sở CNNT và các làng nghề CN-TTCN; Hỗ trợ 18 dự án/đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất CN-TTCN; Hỗ trợ 20 lượt doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm trong nước và ngoài nước; Hỗ trợ quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng 03 cụm công nghiệp, hỗ trợ xây dựng, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho 16 cơ sở, doanh nghiệp CN-TTCN….
Tổng kinh phí thực hiện chương trình khuyến công Thành phố Cần Thơ đến năm 2020 dự kiến là 18,5 tỷ đồng, trong đó từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia là 11,9 tỷ đồng, kinh phí khuyến công địa phương là 6,6 tỷ dồng.
TTTT (ARID)