Theo đó, đối với doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Chính phủ có các quyền và trách nhiệm như: (1) Quy định về thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể công ty; (2) ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước và các Tổng công ty: Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Lương thực miền Bắc, Lương thực miền Nam; (3) quy định về chế độ quản lý tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; (4) quy định chế độ giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật…
Đối với cơ chế quyền và nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ, ngoài các quyền cơ bản trước đây như quyết định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh; quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của công ty Nhà nước…, Nghị định số 99/2012/NĐ-CP còn cho phép Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản đối với tập đoàn kinh tế Nhà nước và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên; phê duyệt chủ trương thành lập công ty con 100% vốn Nhà nước của tổng công ty Nhà nước, công ty thuộc Bộ, UBND cấp tỉnh theo đề nghị...
Đồng thời, Nghị định cũng quy định rõ quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ đối với các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Cụ thể như: Quyết định việc nắm giữ, tăng, giảm vốn Nhà nước đầu tư vào tập đoàn kinh tế sau cổ phần hóa; quyết định loại cổ phần, tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; việc mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm…
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2012.
Chi tiết Nghị định xem tại đây.
Vụ Pháp chế (Moit)