Theo Dự thảo, đến năm 2020 có khoảng 300.000 lao động được đào tạo cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ khoảng 30.000 lượt học viên tham gia các khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý; hỗ trợ xây dựng 400 mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ cho 800 cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải chung cho 215 cụm công nghiệp…
Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020 gồm 8 tiểu chương trình: Đào tạo nghề, truyền nghề; nâng cao năng lực quản lý; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn; phát triển hoạt động tư vấn; thông tin tuyên truyền; hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; hợp tác quốc tế.
Dự kiến, kinh phí để thực hiện Chương trình là 8.500 tỷ đồng, trong đó 5.000 tỷ đồng dành cho các hoạt động khuyến công và 3.500 tỷ đồng dành cho đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị cho Trung tâm khuyến công quốc gia ở các vùng và chi hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị cho Trung tâm khuyến công của các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
TTTT.