Cụ thể, đến năm 2020 Long An phấn đấu tổ chức truyền nghề cho 120 lao động theo yêu cầu của các cơ sở ngành thủ công mỹ nghệ; tổ chức 12 lớp tập huấn về chính sách khuyến công; xây dựng 12 mô hình trình diễn kỹ thuật; nhân rộng 3 mô hình đang sản xuất có hiệu quả cao; hỗ trợ 42 cơ sở ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào các khâu sản xuất…
Tỉnh cũng sẽ hỗ trợ đánh giá nhanh sản xuất sạch hơn cho 12 cơ sở; hỗ trợ kiểm toán năng lượng cho 12 cơ sở; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết 2 cụm công nghiệp; hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng 3 cụm công nghiệp và hỗ trợ lãi suất vốn vay cho 3 cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp…
Đối tượng được thụ hưởng Chương trình khuyến công Long An đến năm 2020, gồm: Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất CN-TTCN trên địa bàn tỉnh, như: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công.
Dự toán tổng nguồn kinh phí thực hiện chương trình cả giai đoạn là 156.460 triệu đồng, trong đó, năm 2015 là 21.240 triệu đồng; giai đoạn 2016-2020 là 135.220 triệu đồng.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình đã đề ra, Long An sẽ bảo đảm bố trí kinh phí đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu hoạt động khuyến công, lồng ghép nguồn vốn khuyến công với các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ…để hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất CN-TTCN ứng dụng máy móc, thiết bị công nghệ phù hợp để nâng cao năng lực sản xuất và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực sẵn có…
Ngoài ra, tỉnh cũng hoàn thiện cơ chế chính sách có liên quan tạo hành lang pháp lý triển khai thuận lợi hoạt động khuyến công phù hợp với mục tiêu của Chương trình. Nâng cao trình độ chuyên mon của cán bộ làm công tác khuyến công…
ARID