Qua 7 năm triển khai thực hiện Nghị định số 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, hoạt động khuyến công trên cả nước đã có bước phát triển nhanh chóng, tạo động lực khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp ở nông thôn, tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động ở địa phương. Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn đã có đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những vấn đề cần thiết phải được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế triển khai và nhiệm vụ được giao nhằm tạo điều kiện cho hoạt động khuyến công đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.
Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công, quy định các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn, xã và các phường thuộc thành phố loại 2, loại 3, các phường thuộc thành phố loại 1 được chuyển đổi từ xã chưa quá 05 năm; Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công là những đối tượng áp dụng Nghị định này.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 7 năm 2012 và thay thế cho Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
Chi tiết Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công xem tại đây
AIP