Sau nhiều năm thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công, hoạt động khuyến công đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng trong khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT); góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Nội dung thực hiện hoạt động Khuyến công được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, với mục đích là khuyến khích phát triển CNNT. Một trong những nội dung khuyến công đó phải kể đến Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề nhằm đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cho các cơ sở CNNT. Hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề chủ yếu bằng hình thức đào tạo tại chỗ, ngắn hạn (tối đa 3 tháng) gắn với cơ sở CNNT. Mục tiêu đào tạo là trang bị cho lao động các kỹ năng, kỹ thuật phù hợp với thực tế đầu tư trang thiết bị, công nghệ của cơ sở CNNT, đảm bảo lao động sau đào tạo có tay nghề, kỹ thuật, có khả năng vào làm việc ngay được trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.


Cụ thể trong 3 năm 2014-2016, công tác đào tạo nghề, truyền nghề trong hoạt động khuyến công tập trung vào một số ngành nghề chính: Công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ sản; cơ khí gia công sản xuất, sửa chữa máy móc, nông cụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; cơ khí tiêu dùng; sản xuất hàng tiêu dùng hoặc hàng xuất khẩu (như dệt, may, da giày,…); sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề truyền thống…. Kết quả, thông qua các Sở Công Thương đã hướng dẫn xây dựng kế hoạch đào nghề xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, đã tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề, đào tạo nâng cao tay nghề cho trên 33.000 lao động nông thôn. Trong đó số lao động mới đào tạo được và có việc làm sau đào tạo là 30.027 lao động; đào tạo nâng cao tay nghề cho 2.030 lao động. Do các đề án đào tạo nghề đều gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở CNNT, vì vậy tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo cao, đạt 90,35%.


 Arid