Sự hỗ trợ đã có tác dụng tích cực, giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn mạnh dạn vay vốn để đầu tư xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật mới, sản xuất sản phẩm mới; áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến, chuyển giao công nghệ mới trong đầu tư vào sản xuất công nghiệp nông thôn. giúp các doanh nghiệp giảm bớt một phần khó khăn về trả nợ vốn vay ngân hàng trong tình hình suy giảm kinh tế vừa qua.
Năm 2009, trung tâm cũng đào tạo và nâng cao tay nghề cho 755 lao động nông thôn với các nghề may công nghiệp, mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ và làm lông mi mắt nhân tạo xuất khẩu; trong đó có 490 lao động được hỗ trợ đào tạo bằng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và 265 lao động hỗ trợ đào tạo bằng nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, việc đào tạo được tổ chức theo hình thức tại chỗ và gắn với doanh nghiệp sử dụng lao động sau đào tạo, điển hình là lao động của các lớp may công nghiệp đã được Xí nghiệp may Lục Nam (huyện Lục Nam) nhận vào làm việc; đào tạo mới và nâng cao tay nghề cho người lao động phục vụ cho các xưởng mộc tại làng nghề mộc Đông Thượng (huyện Yên Dũng) và xã Dĩnh Trì (huyện Lạng Giang); mở rộng và phát triển được nghề làm hàng mỹ nghệ lưu niệm bằng gỗ, vỏ trai, sừng… tại xã Đức Thắng (huyện Hiệp Hoà) với thu nhập bình quân của người lao động là 1.500.000 đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, trung tâm cũng đã tổ chức được 7 lớp tập huấn cho 490 người về khởi sự, quản trị doanh nghiệp; về kỹ thuật an toàn trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về Công Thương. Tổ chức 2 đoàn tham quan, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm về phát triển công nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và các tỉnh miền Trung. Phối hợp với các cộng tác viên tư vấn thiết kế được 02 công trình với doanh số 130 triệu đồng, bằng 111% doanh số của cả năm 2008.
Mục tiêu năm 2010, trung tâm sẽ đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề khu vực nông nghiệp nông thôn, đặc biệt chú trọng và ưu tiên đào tạo nghề cho nông dân những vùng thiếu đất nông nghiệp, Nhà nước sử dụng đất nông nghiệp cho mục đích khác; đào tạo lao động cho làng nghề; đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động đang làm việc tại các cơ sở công nghiệp nông thôn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở công nghiệp nông thôn có năng lực đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất làm mô hình trình diễn quy trình sản xuất mới, sản phẩm mới để phổ biến, nhân rộng; chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường;
Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo khởi sự doanh nghiệp công nghiệp nông thôn gắn với việc tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện các dự án, kế hoạch kinh doanh có tính khả thi; Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp, tư vấn khuyến công; Hỗ trợ kinh phí để nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ khuyến công, tiến tới hình thành mạng lưới khuyến công viên cấp xã; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến công trên địa bàn một cách thiết thực, hiệu quả, không trái với các quy định khác có liên quan.
Ngọc Loan