Trong đó khu vực công nghiệp Trung ương giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2011 ước đạt 1.469,5 tỷ đồng, tăng 19,6% so với 9 tháng cùng kỳ năm 2010; khu vực công nghiệp địa phương 9 tháng đầu năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 8.292,4 tỷ đồng, tăng 23,2% so với 9 tháng cùng kỳ năm 2010.
Với tình hình kinh tế khó khăn chung, nhưng Hà Nam là tỉnh có địa điểm thuận lợi về huyết mạch giao thông, do đó, tính đến tháng 6/2011 đã thu hút 123 dự án tham gia vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đăng ký lên tới 12.000 tỷ đồng (trong đó có 83 dự án vốn đầu tư trong nước, 40 dự án vốn đầu tư nước ngoài), vốn đầu tư đăng ký 2.000 tỷ đồng, đến nay đã có hơn 90 dự án đi vào hoạt động, với số vốn thực hiện đạt trên 70% tổng vốn đầu tư đăng ký, giải quyết việc làm cho trên 20 ngàn lao động.
Đối với cụm công nghiệp đang được hình thành 22 cụm, với tổng diện tích quy hoạch 362 ha, trong đó đã có 14 cụm công nghiệp thu hút được các nhà đầu tư với 127 dự án, trong đó có 111 dự án đi vào hoạt động. Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, hiện trên địa bàn tỉnh có 100% dân số được dùng điện, các hệ thống điện đã được đầu tư, cải tạo nâng cấp.
Song song với việc đầu tư, nhưng lĩnh vực thương mại tính chung 9 tháng đầu năm 2011 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 6.315 tỷ đồng, tăng 19,9% so với 9 tháng cùng kỳ và hoàn thành 75,1% kế hoạch năm.
Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về Chương trình phát triển nông thôn mới, vừa qua Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết 04 về phát triển công nghiệp và Nghị quyết 03 về chương trình phát triển nông thôn mới “giai đoạn 2010 – 2020” và thường trực Tỉnh uỷ đã thành lập ban chỉ đạo, bao gồm các sở ban ngành, và đặc biệt nhân ngày doanh nhân Việt Nam, UBND Tỉnh đã phát động “Doanh nhân chung tay xây dựng nông thôn mới”. Tại buổi phát động các doanh nghiệp (DN) và doanh nhân trên địa bàn tỉnh đã chung tay đóng góp được 26 tỷ, cũng tại buổi đó tất cả các DN, đặc biệt các DN sản xuất về Vật liệu xây dựng, xi măng đã đưa vật liệu xuống tận đường giao thông nông thôn để cấp cho bà con ở thôn, trong phong trào này có những địa phương tham gia hết sức tích cực và được sự đồng thuận của nhân dân, có những hộ dân đã tự nguyện cắt đất để làm đường giao thông để đảm bảo tiêu chí nông thôn mới, theo 19 tiêu chí của Trung ương đề ra. Đây là việc làm hết sức ý nghĩa theo chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ và UBND đề ra, từ nay đến năm 2020 phải hoàn thành tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam, cùng với đó, việc phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh hiện có 91 chợ trên tổng số 116 xã, phường, thị trấn, trong tổng số 91 chợ trên địa bàn thì có tới 86 chợ có quy mô loại 3; 2 chợ loại 2, có 2 chợ loại 4 và có 1 chợ có quy mô loại 1, ngoài ra còn có các Trung tâm thương mại, siệu thị… Cùng với đó công tác quản lý công nghiệp khuyến công đã tích cực triển khai các bước thành lập trung tâm phát triển cụm công nghiệp tại huyện Duy Tiên và Kim Bảng, triển khai các dự án truyền nghề, nhân cấy nghề từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương năm 2011 và dự kiến đào tạo nghề may cho 1.200 học viên, đào tạo nghề dệt cho 300 học viên, với tổng kinh phí lên tới 1.260 triệu đồng.
Để hoàn thành kế hoạch năm 2011, 3 tháng còn lại của năm ngành Công Thương tỉnh Hà Nam phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.616,3 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 2.102 tỷ đồng; tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 41,250 triệu USD, đồng thời thực hiện nghiêm các chỉ thị, quyết định mà Đảng, Nhà nước và Tỉnh đề ra. Trong đó, cần đề nghị Bộ Công Thương xem xét hỗ trợ các DN lĩnh vực cơ khí chế tạo về đầu tư tại tỉnh, đồng thời cũng xem xét và bố trí kinh phí xúc tiến thương mại trong nước…, cùng với kinh phí xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp, làng nghề… vì các cụm công nghiệp hiện nay đều chưa có hệ thống xử lý nước thải.
Kim Tuyến (TCCN)