Trong những năm vừa qua, công nghiệp Hà Nội đã có những bước phát triển đáng khích lệ, sản xuất công nghiệp luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định: giá trị SXCN giai đoạn 2001-2005 tăng trung bình 18,7%/năm, năm 2006 là 16,5% (so với 2005), 6 tháng đầu năm 2007 tăng 21,3% so với cùng kỳ. Một số ngành, sản phẩm chủ lực được ưu tiên phát triển; nhiều sản phẩm công nghiệp Hà Nội đã khẳng định khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Sự tăng trưởng của ngành Công nghiệp đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng chung của kinh tế Thủ đô

Sự phát triển công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn tới còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ với trang thiết bị công nghệ trung bình và lạc hậu, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật còn hạn chế dẫn đến chậm chễ trong việc đổi mới thiết bị và tiếp nhận công nghệ tiên tiến, giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, năng suất lao động thấp, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm. Do đó, bên cạnh sự nỗ lực của chính doanh nghiệp, trong giai đoạn hiện nay rất cần sự hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp của Nhà nước, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp từng bước đứng vững và phát triển trong hội nhập. Nhiều giải pháp của Thành phố Hà Nội đã và đang được triển khai thực hiện, nhằm tích cực hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn. Đó là: 1. Cải thiện môi trường SXKD và đầu tư: Đã rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản quy định do Thành phố ban hành không còn phù hợp với các cam kết quốc tế trong hội nhập, đồng thời giao nhiệm vụ và thường xuyên đôn đốc các sở, ngành xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách tạo điều kiện, khuyến khích phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm. Bên cạnh đó, việc đổi mới, cải cách hành chính nhằm tạo môi trưòng thuận lợi để thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã được Thành phố chú trọng thực hiện. Tất cả các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện đã hoàn thành việc rà soát, chuẩn hoá thủ tục hành chính và niêm yết công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp; ban hành các quy định về cơ chế một cửa liên thông về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư; thành lập Tổ công tác liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong quản lý các dự án đầu tư và xây dựng; thiết lập “đường dây nóng” để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2. Hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Xây dựng và triển khai Đề án đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn, nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất và đầu tư; xây dựng kế hoạch và cơ chế chính sách hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; tiếp tục mở rộng hệ thống và đầu tư xây dựng mới các trường đào tạo công nhân kỹ thuật cao trên đ��