Qua 3 năm triển khai công tác khuyến công theo Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ, công nghiệp nông thôn (CNNT) đã có bước phát triển đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện hoạt động khuyến công (HĐKC) do Bộ Công Thương tổ chức vào ngày hôm nay (7/12), Bộ nhận định: HĐKC đã đáp ứng được mục tiêu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá; tạo việc làm, tăng thu nhập, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo và phát triển đời sống văn hóa - xã hội ở nông thôn. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí khuyến công còn quá hạn hẹp cộng với cơ chế chính sách quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công còn nhiều bất cập đang là lực cản khiến HĐKC chưa phát huy được hết vai trò và tầm quan trọng.

Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) cho biết, trong 3 năm (2005-2007), kinh phí dành cho các hoạt động khuyến công khoảng 1.002,5 tỷ đồng, tập trung hỗ trợ phát triển 5 nhóm ngành, nghề: CN chế biến nông - lâm - thủy sản; sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động; sản xuất sản phẩm mới, hàng thay thế nhập khẩu, hàng xuất khẩu sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước; sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp; sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm cho các cơ sở sản xuất hoàn chỉnh. Trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia (KCQG) chiếm 3,5%; kinh phí khuyến công địa phương (KCĐP) chiếm 13,02%; kinh phí do các cơ sở CN nông thôn (CNNT) đầu tư để tham gia các dự án có kinh phí khuyến công chiếm 83,48%.

Với nguồn kinh phí còn quá khiêm tốn này nhưng đã hỗ trợ đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho 4.321 người; hỗ trợ lập 259 dự án đầu tư sản xuất CN; tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho 6.513 lượt chủ cơ sở CNNT; tổ chức đào tạo, truyền nghề cho 158.634 lao động, chủ yếu là lao động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.

Cùng với việc xây dựng, thực hiện các quy hoạch, đề án phát triển các ngành CN- TTCN và cơ chế chính sách khuyến công, HĐKC đã góp phần phát triển CNNT với mức tăng trưởng trong giai đoạn 2003-2006 cao hơn giai đoạn 3 năm trước đó, nâng cao tỷ trọng CNNT trong toàn ngành, tăng giá trị sản xuất CN địa phương, CN dân doanh (đối tượng thụ hưởng của HĐKC) chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất toàn ngành CN. Không những thế, HĐKC đã được triển khai đến tận cấp xã, thôn, bản trong phạm vi cả nước với hàng nghìn doanh nghiệp và hàng trăm nghìn lao động ở khu vực nông thôn được trực tiếp thụ hưởng kinh phí khuyến công hoặc kết quả của HĐKC. Nhiều ngành nghề, làng nghề CN-TTCN đã được khôi phục và phát triển, nhiều doanh nghiệp CNNT được thành lập, nhiều cụm điểm CN được xây dựng. Một số địa phương như Thái Bình, Vĩnh Phúc... đã có mạng lưới cộng tác viên khuyến công đến cấp xã. Đáng chú ý, HĐKC đã động viên và huy động được nhiều nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, Bộ, ngành tham gia. Nhiều địa phương (Phú Yên, Sơn La, Phú Thọ...) đã lồng ghép được nguồn vốn từ Chương trình 135, tái định cư, khuyến nông... vào HĐKC.

Tuy nhiên,