Trong đó: khu vực nhà nước 1.871,80 tỷ đồng, khu vực ngoài nhà nước 7.130,19 tỷ đồng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1.871,33 tỷ đồng. Các sản phẩm tăng so cùng kỳ năm trước như: Khai thác đá các loại 75,79%, Clinker 40,74%, mộc dân dụng 20,00%, xay xát gạo 11,28%, nước đá 5,11%, xi măng 2,82%, nước mắm 2,69%, hải sản các loại đông lạnh 0,56%,…
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số sản phẩm giảm so cùng kỳ như: xi măng trung ương 7,30% do nhà máy xi măng Kiên Lương tiết giảm sản xuất theo chỉ đạo điều hành của Công ty mẹ ở TPHCM; Các mặt hàng thủy sản giảm như tôm đông 8,39%, mực đông 20,45%, cá đông 44,92%, bột cá 9%...do thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, nguyên liệu chế biến còn tồn kho nhiều, chi phí trả lãi tiền vay ngân hàng còn cao làm tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.
Về nội thương, qua 9 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ đạt 29.771,58 tỷ đồng bằng 69,56% kế hoạch, tăng 19,03% so cùng kỳ do thị trường tương đối ổn định, nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, riêng tháng 9 tình hình hàng hóa có tăng so tháng trước, sức mua tăng nhẹ, nhất là trong dịp Lễ 2/9, Lễ khai giảng năm học mới và chuẩn bị Tết Trung thu nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 2,56%.
Về ngoại thương, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 447,73 triệu USD bằng 67,84% so kế hoạch, giảm 10,75% so cùng kỳ, trong đó hàng nông sản 338,68 triệu USD, hàng hải sản đạt 94,18 triệu USD, hàng hóa khác 14,87 triệu USD. Một số mặt hàng xuất khẩu tăng so cùng kỳ như: hải sản đông khác tăng 2,2 lần, đồ hộp các loại tăng 88,82%. Đồng thời cũng có mặt hàng xuất khẩu giảm như: gao 3,30% do thị trường xuất khẩu gặp khó khăn do giá gạo biến động khó lường, bị sự cạnh tranh của gạo Ấn Độ, Pakistan và Myanma ở các thị trường truyền thống như Châu Phi, Châu Á; Mặt hàng hải sản giảm như: cá đông 33,93%, mực và bạch tuộc đông 18,28%...do thị trường Châu Âu còn khó khăn về kinh tế nên lượng tiêu thụ giảm, một số nước tổ chức kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt, cộng với lãi suất vay ngân hàng và chi phí đầu vào còn cao làm tăng giá thành, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.
NGUYỄN THÀNH LONG
(TTKC&TVPTCN KIÊN GIANG)