Hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao:
- Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 16% so với năm 2011. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 5,1%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 7,7%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,6%.
Giá trị SXCN (theo giá cố định 1994) ước đạt 14.875 tỷ đồng tăng 22% so với năm trước, đạt 100% kế hoạch năm. Trong đó: Khu vực DN nhà nước ước đạt 1.627 tỷ đồng, tăng 21,7%; Khu vực ngoài quốc doanh ước đạt 12.011,6 tỷ đồng, tăng 22%; Khu vực có vốn ĐTNN ước đạt 1.236 tỷ đồng, tăng 22,6%.
Giá trị sản xuất công nghiệp các huyện, thành phố đều tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, đạt và vượt kế hoạch được giao: Trong đó, 4 huyện, thành phố tăng trưởng trên 22%: thành phố Nam Định tăng 25%; Nam Trực tăng 23,4%; Vụ Bản tăng 23%; Trực Ninh tăng 22,8%. Các huyện còn lại tăng trưởng từ 17,4% trở lên: Mỹ Lộc tăng 21,7%; huyện Ý Yên tăng 20,7%; Xuân Trường tăng 20,6%; Giao thuỷ tăng 20%; Hải Hậu tăng 18,5%; Nghĩa Hưng tăng 17,4%.
Các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp có tốc độ tăng khá so với năm trước là: Bia các loại tăng 25,3%; sợi toàn bộ tăng 24,7%; vải các loại tăng 24,4%; khăn các loại tăng 25,6%; quần áo may sẵn tăng 34,6%; thuốc ống tăng 23,1%; thuốc viên tăng 17,6%; bánh kẹo các loại tăng 28,2%; thuỷ sản đông lạnh tăng 26,6%;... Một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước như: đóng mới tàu thuyền, muối ráo, tơ tằm, vôi các loại...
3 KCN đi vào hoạt động, gồm Hoà Xá, Mỹ Trung, Bảo Minh; có tổng diện tích quy hoạch 592,08 ha, diện tích đất có thể cho thuê 402,4ha, diện tích đất công nghiệp đã cho các dự án thứ cấp thuê 281,8 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân 70 %. Trong năm UBND tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 10 dự án vào các khu công nghiệp, nâng tổng số dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào các KCN là 169 dự án (151 dự án trong nước, 18 dự án đầu tư nước ngoài). Đã có 107 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, giá trị sản xuất ước đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 26% so năm trước; Giá trị hàng xuất khẩu đạt 181 triệu USD, lao động 2,5 vạn người, thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.
Đã có 433 dự án đầu tư vào CCN, tổng vốn đăng ký 2.407,9 tỷ đồng, tổng mức đầu tư các dự án đã thực hiện ước đạt 2.286,73 tỷ đồng. Do khó khăn về nguồn vốn nên các đơn vị đầu tư vào CCN không đáng kể, tập trung chủ yếu tại CCN Đồng Côi, CCN Hải Phương. Giá trị SXCN trong các CCN năm 2012 ước đạt 1.867 tỷ đồng, thu hút trên 17.000 lao động.
- Giá trị hàng xuất khẩu ước đạt 380,8 triệu USD tăng 17% so cùng kỳ, vượt 15,4% kế hoạch năm; trong đó: Các doanh nghiệp Trung ương đạt 26,2 triệu USD, giảm 27,2%; doanh nghiệp địa phương đạt 222,2 triệu USD, tăng 31,6%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 132,4 triệu USD, tăng 9,8% so với năm trước.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng so với năm trước: Hàng may mặc tăng 17,1%; hàng lâm sản tăng 10,3%, khăn các loại tăng 5,8%, thịt đông lạnh tăng 0,8%, tôm đông lạnh tăng 0,7%,... riêng mặt hàng thủ công mỹ nghệ giảm 3,6%.
- Giá trị hàng nhập khẩu ước đạt 300 triệu USD, tăng 13,9% so cùng kỳ năm trước, trong đó: Các doanh nghiệp Trung ương đạt 13,7 triệu USD giảm 20%; doanh nghiệp địa phương đạt 174,8 triệu USD tăng 29,4%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 111,6 triệu USD tăng 0,2% so với năm trước.
Thị trường nhập khẩu của tỉnh vẫn là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan..., Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu hàng dệt may tăng 15,7% , bông, xơ, sợi dệt 5,9% so với năm trước
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2012 là 3,75%, bình quân mỗi tháng tăng 0,31%. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 17.662 tỷ đồng, tăng 20,4% so năm trước. Trong đó: Kinh tế Nhà nước đạt 1.898 tỷ đồng, tăng 21,6%; kinh tế tập thể đạt 18,7 tỷ đồng, tăng 46,7%; kinh tế cá thể đạt 11.836 tỷ đồng, tăng 22,7%; kinh tế tư nhân đạt 3.910 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm trước.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý ngành:
- Công tác quản lý thị trường:
Sở đã chủ động và phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo 127/ĐP đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Kết quả các lực lượng chức năng trong toàn tỉnh đã kiểm tra 5.521 lượt, xử lý 2.744 vụ vi phạm, số tiền phạt vi phạm hành chính và hàng hoá thu giữ trị giá gần 47,4 đồng. Riêng lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, kiểm soát 3.052 lượt, xử lý 1.588 vụ vi phạm với số tiền phạt vi phạm hành chính và hàng hoá thu giữ trị giá ước 2,84 tỷ đồng.
- Công tác quy hoạch, kế hoạch:
+ Trình UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025; Bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
+ Xây dựng kế hoạch hành động của ngành Công Thương Nam Định thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015.
+ Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2012 và phối hợp với các ngành sơ kết 3 năm thực hiện cuộc vận động.
- Công tác xuất nhập khẩu và hội nhập quốc tế:
Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng: Báo cáo tổng kết công tác Hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Nam Định giai đoạn 5 năm 2007-2011 và Báo cáo tổng kết 10 năm Hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hợp tác quốc tế tỉnh Nam Định; Nội dung, nhiệm vụ công tác hội nhập quốc tế của tỉnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 báo cáo Bộ Ngoại giao; Kế hoạch phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
- Công tác quản lý thương mại:
Triển khai, xây dựng, nhân rộng và tổng kết 02 dự án xây dựng mô hình thí điểm doanh nghiệp - hợp tác xã/hộ kinh doanh - hộ nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn tỉnh.
Triển khai Nghị định 104/2011/NĐ-CP; Nghị định 105/NQ-CP ngày 16/11/2011 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng và xăng dầu; Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo vệ người tiêu dùng; hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục hàng hoá phải đăng ký Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Báo cáo sơ kết Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/11/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. Tổng hợp kết quả đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp chợ nông thôn giai đoạn 2009-2012 báo cáo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của Tỉnh. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng và kinh doanh xăng dầu cho các thương nhân trên địa bàn tỉnh.
- Công tác quản lý công nghiệp
Hướng dẫn, xem xét hồ sơ thành lập trung tâm phát triển cụm công nghiệp 5 huyện, thành phố: Hải Hậu, Trực Ninh, Nam Trực, Ý Yên, Thành phố Nam Định.
Báo cáo đánh giá một năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/7/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định và Kế hoạch số 37/KH- UBND ngày 12/8/2011 của UBND tỉnh về phát triển công nghiệp - TTCN, làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2011-2015.
Trình UBND tỉnh ban hành Quy định về bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; Quy định về xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú ngành thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định.
- Công tác quản lý điện:
Phối hợp với các đơn vị quản lý và vận hành lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh kiểm tra xử lý các vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp. Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình tiết kiệm điện, chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Phối hợp với Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Nam Định tổng hợp số liệu đo gió thô trên địa bàn báo cáo Bộ Công Thương để thành lập Quy hoạch tiềm năng phát triển điện gió toàn quốc năm 2020, có xét đến 2030. Nắm bắt tình hình triển khai Dự án xây dựng trung tâm nhiệt điện Nam Định; Tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, tình hình đầu tư cải tạo lưới điện, công tác kinh doanh mua bán điện của Công ty Điện lực Nam Định. Điện thương phẩm năm 2012 ước đạt 1.066,3 triệu Kwh, tăng 13,1%. Điện tiết kiệm trong năm 13,078 triệu Kwh, vượt 16,2% kế hoạch.
- Công tác an toàn môi trường:
Hướng dẫn, kiểm tra công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo môi trường tại các cụm công nghiệp, làng nghề và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tổ chức phổ biến Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng cho các cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng LPG. Phối hợp kiểm định và lập cơ sở dữ liệu đối với các thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động tại các doanh nghiệp. Triển khai việc đăng ký và báo cáo về an toàn hóa chất, xây dựng quy chế hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn. Kiểm tra tình hình chấp hành Luật chất lượng sản phẩm đối với một số DN đã công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa tại các khu công nghiệp.
- Công tác khuyến công địa phương:
Năm 2012 kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ cho các chương trình dự án là 6.195,503 triệu đồng. Trong đó: 71 chương trình dạy nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề mới, kinh phí hỗ trợ 4.246 triệu đồng, đào tạo cho 2.475 lao động; 5 chương trình mô hình trình diễn kỹ thuật, kinh phí hỗ trợ 760 triệu đồng; 8 chương trình tập huấn khởi sự doanh nghiệp, bồi dưỡng kiến thức tập huấn, kinh phí hỗ trợ 400 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ triển lãm 548,485 triệu đồng; các chương trình khác 241,018 triệu đồng.
- Công tác tổ chức hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại:
Vận động, hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia Hội chợ triển lãm: hội chợ triễn lãm hàng công nghiệp nông thôn khu vực phía Bắc tại Bắc Ninh, Hội chợ thương mại quốc tế Vietnam Expo 2012, Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiêp, nông nghiệp tiêu biểu Ninh Bình 2012, Hội chợ thương mại quốc tế Festival Huế 2012, Hội chợ Hà Nam 2012... Phối hợp với các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố Nam Định tổ chức Hội chợ giao thương kinh tế Ba Miền Bắc - Trung - Nam tại Nam Định, Hội chợ thương mại hội nhập và phát triển Ý Yên. Phối hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ngành các cấp tổ chức Hội chợ làng nghề Việt Nam và Hội chợ triển lãm sản phẩm làng nghề truyền thống khu vực Nam Đồng bằng sông Hồng – Nam Định 2012 nhân dịp kỷ niệm 750 năm Thiên trường – Nam Định với quy mô 500 gian hàng quy chuẩn.
- Công tác thanh tra:
Thực hiện việc tiếp nhận, hướng dẫn xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Tuyên truyền và xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Sở Công Thương và các đơn vị trực thuộc. Thanh kiểm tra sau khi tiếp nhận lưới điện hạ thế nông thôn để bán điện trực tiếp đến các hộ dân sử dụng điện, quản lý đầu tư cải tạo lưới điện và an toàn sử dụng điện, việc thống nhất quản lý giá điện đối với hộ nghèo tại Điện lực các huyện.
Phương hướng, nhiệm vụ năm 2013:
- Tập trung mọi nguồn lực, thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư các công trình, dự án có hiệu quả, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất công nghiệp, nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ. Tập trung thực hiện chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn giai đoạn 2011-2015 nhằm thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện các biện pháp kích cầu để tăng tiêu thụ, giảm tồn kho, khẩn trương thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm khai thông thị trường thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Phát triển công nghiệp và thương mại theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Chuyển dịch nhanh cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ lệ công nghiệp khai thác, tăng tỷ lệ công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, trước hết là các ngành cơ khí chế tạo, dệt may, da giày, nhựa, điện tử. Áp dụng cụng nghệ tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu và năng lượng.
- Đa dạng hoá sản phẩm, loại hình sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Chú trọng đầu tư cho công tác xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, xây dựng thương hiệu hàng hoá.
- Tổ chức tốt thị trường trong tỉnh, tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại, mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ, các hình thức bán buôn, bán lẻ theo hướng hiện đại, văn minh như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại …
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh: Kiểm soát chặt chẽ thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng góp phần thúc đẩy sản xuất và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu:
- Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15% so với năm 2012.
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 phấn đấu đạt 18.130 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2012. Trong đó: Công nghiệp trung ương đạt 2.046 tỷ đồng; Công nghiệp địa phương đạt 14.484 tỷ đồng; Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.500 tỷ đồng.
- Giá trị hàng xuất khẩu đạt 400 triệu USD, tăng 5% so với năm 2012.
- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 21.312 tỷ đồng, tăng 20,7% so với năm 2012.
Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2013:
Xây dựng, quản lý, thực hiện tốt các quy hoạch và cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh
- Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 06- NQ/TU ngày 25/7/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 12/8/2011 của UBND tỉnh về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2015.
- Triển khai thực hiện các nội dung của Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Nam Định giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 và Kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015.
- Xây dựng quy chế quản lý Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Nam Định. Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Nam Định. Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc qia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tỉnh Nam Định giai đoạn 2013-2020.
- Chỉ đạo, đôn đốc các huyện, thành phố triển khai, tổ chức thực hiện Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 16/11/2010 của UBND tỉnh về Quy chế phối hợp giữa các Sở, ngành, UBND các cấp và đơn vị liên quan trong việc quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý và triển khai thực hiện tốt Quyết định số 466/QĐ-UBND ngày 5/4/2012 về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công tỉnh Nam Định.
- Triển khai thực hiện kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch triển khai cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt nam” năm 2013 và các năm tiếp theo.
- Triển khai thực hiện các quy định về bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú ngành thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định.
- Triển khai thực hiện Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Các công tác trọng tâm khác:
- Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội đảm bảo bình ổn thị trường. Trọng tâm là phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như: Đầu cơ, găm hàng, buôn lậu, gian lận thương mại, tung tin thất thiệt, tăng giá quá mức nhằm trục lợi một cách bất chính, không thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Tập trung vào các cơ sở kinh doanh nhóm mặt hàng kinh doanh có điều kiện: sữa các loại, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuốc tân dược... Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho người, gia súc, gia cầm.
- Chủ động và phối hợp với các ngành, UBND các huyện nắm sát tình hình đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, kịp thời đề xuất với tỉnh giải quyết và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất công nghiệp, lưu thông, bảo đảm cân đối cung cầu, đẩy mạnh xuất khẩu. Trước mắt, để tháo gỡ khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất, tính toán các yếu tố đầu vào, tiết giảm chi phí, khơi thông đầu ra cho hàng hóa bằng cách củng cố hệ thống phân phối để sản phẩm hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng ở mức giá thấp nhất, giảm tồn kho sản phẩm.
- Tập trung cho công tác xúc tiến thương mại thị trường trong nước, tiếp tục thực hiện sâu rộng triển khai nhiều chương trình trong khuôn khổ của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” như tổ chức các hội chợ, triển lãm, đưa hàng hoá về nông thôn... nhằm giảm nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kích thích sản xuất phát triển.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Huy động các nguồn vốn để phục vụ cho đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kêu gọi các doanh nghiệp về nông thôn đầu tư sản xuất góp phần giải quyết lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Thực hiện các giải pháp khuyến khích xuất khẩu, mở rộng thị trường, khai thác tốt thị trường hiện có để tăng kim ngạch xuất khẩu; phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu.
- Tiếp tục kiểm tra, đôn đốc, giám sát Công ty Điện lực Nam định và các Chi nhánh trong công tác cung ứng điện, tiết kiệm điện, phân phối bán điện và đầu tư cải tạo lưới điện trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra, rà soát để có phương án giảm thiểu các điểm vi phạm hành lang lưới điện cao áp trên địa bàn. Thực hiện tiết kiệm điện trong sản xuất và tiêu dùng.
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo môi trường tại các cụm công nghiệp, làng nghề và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh..
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá:
+ Triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công từ nguồn kinh phí địa phương và trung ương. Tập trung cho hoạt động đào tạo nghề tại khu vực nông thôn gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; chỉ đạo tổ chức tốt các hội chợ thương mại trên địa bàn tỉnh giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
+ Tổ chức cho các doanh nghiệp của tỉnh liên kết với các doanh nghiệp Hà Nội và các tỉnh trong đầu tư sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Nhân rộng thực hiện mô hình tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư hàng hoá cho nông dân tại các huyện.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Nghiên cứu đề xuất loại bỏ một số thủ tục không cần thiết, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi công vụ, nhằm giảm chi phí và tăng cơ hội cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sở Công Thương tỉnh Nam Định