Hàng năm, trên cơ sở ra soát thực tế ở địa phương theo tiêu chí xét công nhận làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Long An. Để duy trì và phát triển các nghề thủ công truyền thống, các làng nghề đủ tiêu chuẩn xét công nhận làng nghề truyền thống. Năm 2014 Sở Công Thương trình UBND tỉnh Long An xét công nhận 02 làng nghề.


Ngày 08 tháng 12 năm 2014 UBND tỉnh Long An vừa ban hành Quyết định số 4200/QĐ-UBND về việc công nhận làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Long An. Các làng nghề được công nhận theo Quyết định, gồm:  Làng nghề truyền thống dệt chiếu Nhựt Tảo thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ và Làng nghề truyền thống mây tre đan Bến Long thuộc xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa.


Đến nay, tỉnh Long An có 7 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Long An Quyết định công nhận.
Làng nghề truyền thống Chiếu Long Cang thuộc xã Long Cang, huyện Cần Đước. Nghề dệt chiếu, cói đã xuất hiện từ trước năm 1930 và gắn với đời sống văn hóa của làng chiếu Long Cang tồn tại cho đến nay.
Làng nghề truyền thống Trống Bình An thuộc ấp Bình An, xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ. Nghề bịt trống đã xuất hiện từ năm 1842 và gắn với đời sống văn hóa của Làng Bình An.
Làng nghề truyền thống Đan cần xé đã xuất hiện lâu đời và gắn với đời sống văn hóa của người dân ấp Hòa Hiệp 1 thuộc xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa tồn tại đến ngày nay.
Làng nghề truyền thống Bánh tráng Nhơn Hòa thuộc phường 5, thành phố Tân An. Nghề làm bánh tráng ra đời từ năm 1943 đến nay, vì đây là nghề truyền thống của người dân khu vực Nhơn Hòa trước đây là nghề cha truyền con nối qua nhiều thế hệ.
Làng nghề truyền thống Chầm nón lá An Hiệp thuộc xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa. Nghề Chầm nón lá đã xuất hiện từ lâu đời và gắn với đời sống văn hóa của nhân dân ấp An Hiệp.
Làng nghề truyền thống dệt chiếu Nhựt Tảo thuộc ấp 1+3, xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ. Nghề sản xuất chiếu và kinh doanh chiếu từ những năm 1950 đã tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay.
Làng nghề truyền thống mây tre đan Bến Long thuộc ấp Bến Long, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa. Nghề này đã hình thành và phát triển ở Bến Long từ những năm 1930 và đã duy trì đến ngày nay.
 

Mặc dù, làng nghề truyền thống với các sản phẩm khác nhau nhưng có điểm chung là làm thủ công. Bằng lao động sáng tạo, người thợ thủ công đã tạo ra các sản phẩm tuyệt vời, mà ở đó tư duy là là kinh nghiệm rút ra từ bao thế hệ, sẽ không mai một vì nó gắn kết với người dân các làng nghề, mang lại sự tinh tế, nét độc đáo riêng của các làng nghề, giá trị truyền thống của dân tộc./.


Song Thanh