Công Thương địa phương
Theo nghệ nhân Trần Hữu Nhơn ở thành phố Huế (Thừa Thiên- Huế), đối với người thợ chạm bạc phải có 3 công đoạn khác nhau để làm nên sản phẩm, đó là: tạo hình trơn, một kiểu tạo hình có tính cơ bản mà người thợ chạm bạc nào cũng trải qua và làm được; tiếp đến là chạm, tức là dùng vật nhọn để khắc, vẽ lên sản phẩm; sau cùng là "đậu", tức dùng vàng bạc dát mỏng, kéo thành chỉ để tạo hình. Ông Nhơn rất giỏi nghề "đậu", chính điều này giúp ông nổi tiếng ở thành phố Huế, bởi ông có thể làm được những thứ hàng có độ tinh xảo trên một món đồ trang sức nhỏ, mà người khác khó làm được...
Tác phẩm tượng "Quán Thế Âm" làm bằng 6 lượng bạc, cao 0,7m bằng kỹ thuật "đậu" của nghệ nhân Trần Hữu Nhơn tại khu làng nghề kim hoàn Festival nghề truyền thống Huế đến nay được xem là "của hiếm" không chỉ ở Huế mà trên phạm vi cả nước. Đó là một tác phẩm được làm bằng kim loại bạc với những đường nét như đồ hoạ. Tượng đạt đến độ hoàn hảo, có thể nhìn bức tượng từ nhiều phía mà không thấy sự khác biệt, bởi người làm đã sử dụng tay nghề và kỹ thuật tinh xảo kéo kim loại ra từng sợi mảnh như tơ để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật bằng kim hoàn. Ông cho biết đang chuẩn bị làm thêm tượng Phật Di Đà cũng bằng kỹ thuật "đậu" với bạc, dự tính mùa Phật Đản sang năm sẽ hoàn thành và đưa ra Hà Nội để trưng bày.
Nghệ nhân Trần Hữu Nhơn năm nay đã 75 tuổi, Trưởng Tộc kim hoàn ở thành phố Huế (Thừa Thiên- Huế). Theo nghề kim hoàn (chạm bạc) từ năm lên 4 tuổi, lúc đó bố mất, ông được mẹ gửi sang nhà ngoại ở làng Minh Hương và được người cậu ruột Hoàng Tấn Ích, chủ một xưởng bạc bấy giờ hướng theo nghề. Ban đầu mới vào nghề, ông xin làm ở tiệm vàng Vĩnh Mậu do Trần Duy Tùng làm chủ. Ở thành phố Huế hồi đó, cùng với các hiệu An Phú, Vĩnh Hòa, hiệu vàng Vĩnh Mậu rất nổi tiếng, tập trung hàng chục thợ giỏi làm việc. Có môi trường, tay nghề ông được nâng cao và lên hàng thợ cả. Sau đó ông về mở hàng kinh doanh vàng bạc. Suốt đời theo nghề, ông Nhơn khẳng định nghề kim hoàn truyền thống không có nhiều lý thuyết hay bí quyết gia truyền như nhiều nghề khác. Thợ giỏi là người có chút năng khiếu, sự khéo tay, nhất là chịu khó kiên trì rèn luyện cùng với chữ tín. Nhờ những điều đó, từ một chú bé mồ côi cha từ nhỏ, ông tạo nên một cơ nghiệp hiện nay trên đường Đào Duy Anh, giữa thành phố Huế.
Nghề kim hoàn xưa từng được các vua Nguyễn ban tặng ân tứ, sắc phong. Từ bấy đến nay nhiều nghệ nhân đã có công giữ gìn, phát huy nghề truyền thống và khẳng định vị trí xứng đáng trong đời sống xã hội. Nhưng, buồn một nỗi là thợ giỏi như ông Nhơn ở thành phố Huế ngày càng vắng đi vì hàng sản xuất công nghiệp lấn át tay nghề thủ công. Nguy cơ thất truyền là có thật vì nhiều người đi sau đã không theo nghề như trước. Thậm chí cả hai con trai của ông đang theo nghề và luôn được các tiệm vàng lớn ở thành phố Huế tín nhiệm nhờ gia công những món trang sức tinh xảo, giờ muốn làm một tác phẩm bằng kỹ thuật "đậu" thì cũng phải cần đến sự hỗ trợ của ông mới làm được.../.
Tác phẩm tượng "Quán Thế Âm" làm bằng 6 lượng bạc, cao 0,7m bằng kỹ thuật "đậu" của nghệ nhân Trần Hữu Nhơn tại khu làng nghề kim hoàn Festival nghề truyền thống Huế đến nay được xem là "của hiếm" không chỉ ở Huế mà trên phạm vi cả nước. Đó là một tác phẩm được làm bằng kim loại bạc với những đường nét như đồ hoạ. Tượng đạt đến độ hoàn hảo, có thể nhìn bức tượng từ nhiều phía mà không thấy sự khác biệt, bởi người làm đã sử dụng tay nghề và kỹ thuật tinh xảo kéo kim loại ra từng sợi mảnh như tơ để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật bằng kim hoàn. Ông cho biết đang chuẩn bị làm thêm tượng Phật Di Đà cũng bằng kỹ thuật "đậu" với bạc, dự tính mùa Phật Đản sang năm sẽ hoàn thành và đưa ra Hà Nội để trưng bày.
Nghệ nhân Trần Hữu Nhơn năm nay đã 75 tuổi, Trưởng Tộc kim hoàn ở thành phố Huế (Thừa Thiên- Huế). Theo nghề kim hoàn (chạm bạc) từ năm lên 4 tuổi, lúc đó bố mất, ông được mẹ gửi sang nhà ngoại ở làng Minh Hương và được người cậu ruột Hoàng Tấn Ích, chủ một xưởng bạc bấy giờ hướng theo nghề. Ban đầu mới vào nghề, ông xin làm ở tiệm vàng Vĩnh Mậu do Trần Duy Tùng làm chủ. Ở thành phố Huế hồi đó, cùng với các hiệu An Phú, Vĩnh Hòa, hiệu vàng Vĩnh Mậu rất nổi tiếng, tập trung hàng chục thợ giỏi làm việc. Có môi trường, tay nghề ông được nâng cao và lên hàng thợ cả. Sau đó ông về mở hàng kinh doanh vàng bạc. Suốt đời theo nghề, ông Nhơn khẳng định nghề kim hoàn truyền thống không có nhiều lý thuyết hay bí quyết gia truyền như nhiều nghề khác. Thợ giỏi là người có chút năng khiếu, sự khéo tay, nhất là chịu khó kiên trì rèn luyện cùng với chữ tín. Nhờ những điều đó, từ một chú bé mồ côi cha từ nhỏ, ông tạo nên một cơ nghiệp hiện nay trên đường Đào Duy Anh, giữa thành phố Huế.
Nghề kim hoàn xưa từng được các vua Nguyễn ban tặng ân tứ, sắc phong. Từ bấy đến nay nhiều nghệ nhân đã có công giữ gìn, phát huy nghề truyền thống và khẳng định vị trí xứng đáng trong đời sống xã hội. Nhưng, buồn một nỗi là thợ giỏi như ông Nhơn ở thành phố Huế ngày càng vắng đi vì hàng sản xuất công nghiệp lấn át tay nghề thủ công. Nguy cơ thất truyền là có thật vì nhiều người đi sau đã không theo nghề như trước. Thậm chí cả hai con trai của ông đang theo nghề và luôn được các tiệm vàng lớn ở thành phố Huế tín nhiệm nhờ gia công những món trang sức tinh xảo, giờ muốn làm một tác phẩm bằng kỹ thuật "đậu" thì cũng phải cần đến sự hỗ trợ của ông mới làm được.../.
Quốc Việt
Tin đã đăng