Nằm ở phía Nam của vùng đồng bằng Bắc bộ, nhưng lại là cửa ngõ của toàn miền Bắc, có vị trí gần với các trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Những năm gần đây, Ninh Bình đã tận dụng được những lợi thế đó, để từ một tỉnh nghèo với xuất phát điểm thấp, trở thành một địa phương có những bước tiến nhảy vọt trong phát triển kinh tế. Trong đó phải kế đến chương trình khuyến công của Tỉnh đã thực sự phát huy và khai thác tốt các tiềm năng đưa công nghiệp và du lịch trở thành những ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.


Trước những đòi hỏi của nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn, đồng thời, xác định đào tạo nghề cho người lao động không những góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống cũng là mục tiêu xuyên suốt của TTKC. TTKC đã phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể ở các địa phương tiến hành chiêu sinh, khai giảng các lớp học nghề ở Nho Quan, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh và Kim Sơn. Chỉ trong một thời gian ngắn, TTKC đã tạo ra được một lực lượng đông đảo lao động có nghề, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, cũng như tạo điều kiện cho người lao động ổn định việc làm và tăng thu nhập.
Năm 2009, với nguồn kinh phí quốc gia đã được phê duyệt là 1,4 tỷ đồng, khuyến công địa phương là 1,5 tỷ đồng, tăng 2,15 % so với năm 2008. Trong 06 tháng đầu năm, TTKC đã triển khai 10 đề án đào tạo nghề ở các lĩnh vực đan lát, thêu và chế tác đá cho khoảng 2.400 lao động, với tổng kinh phí lên đến gần 2 tỷ đồng, trong đó có 03 dự án từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và 07 dự án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương.
Một khích lệ rất lớn cho hoạt động khuyến công tại Ninh Bình là trong quá trình triển khai dự án, cũng là lúc nền kinh tế suy giảm, thì các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu từ nguyên liệu cói bèo, bẹ chuối lại có mức tăng trưởng khá ấn tượng, đạt trung bình trên 30%... giải quyết chục ngàn lao động nông nhàn có việc làm.
Nhận thấy, nguồn kinh phí khuyến công không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động, mà còn là nguồn cổ vũ, khích lệ, động viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mở rộng quy mô, phát triển sản xuất, đóng góp tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo. TTKC đã xây dựng đề án hỗ trợ san lắp mặt bằng cho 14 doanh nghiệp, 17 hộ cá thể trên địa bàn xã Ninh Vân, Hoa Lư, hoạt động sản xuất kinh doanh chế tác đá mỹ nghệ di chuyển vàp Cụm công nghiệp làng nghề Ninh Vân, nhằm làm giảm ô nhiễm môi truờng khu vực dân cư. Kinh phí đóng góp của các đơn vị thụ hưởng ước tính gần 1 tỷ đồng.
Với chủ trương của Tỉnh về việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2020, chú trọng quy hoạch phát triển các lĩnh vực thế mạnh như: công nghiệp vật liệu xây dựng, với các sản phẩm chủ lực là xi măng, đá, thép, vôi, gạch,... đẩy mạnh việc dạy nghề và phát triển các nghề, làng nghề thủ công truyền thống như: thêu ren, dệt chiếu, cói, đan lát mây tre, đá mỹ nghệ,... TTKC tiếp tục xây dựng chương triÌ€nh hỗ trơÌ£ phát triển các sản phẩm CN-TTCN; đào tạo nghề sát với nhu cầu thực tế; hỗ trơÌ£ vêÌ€ thiết kế sản phẩm, lưÌ£a choÌ£n vaÌ€ chuyển giao công nghêÌ£; hỗ trơÌ£ xây dưÌ£ng hêÌ£ thống quản lý chất lươÌ£ng theo tiêu chuẩn quốc tế; hỗ trợ mô thình trình diễn kỹ thuật...
Có thể nói, dù nguồn kinh phí khuyến công còn hạn chế, nhưng hoạt động khuyến công đã thổi một luồng gió mới, khơi dậy và đánh thức các nghề, làng nghề truyền thống, tạo ra những giá trị vật chất đáng kể làm thay đổi hàng ngày trên đất cố đô. Hy vọng, với những hoạt động đa dạng của chương trình khuyến công sẽ góp phần đưa mảnh đất Cố đô sẽ là một điểm sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc, xứng đáng với những mong đợi của người dân cả nước về một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử của cha ông xưa.

                                                                                                                                                                 CTV