Công Thương địa phương
Đồng Nai hiện có khoảng 10 lò đúc gang, thép nằm tập trung ở xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu và xã Tam Phước, huyện Long Thành, trung bình mỗi tháng đúc được trên 200 tấn thành phẩm phục vụ các cơ sở sản xuất, gia công linh kiện phụ trợ cung ứng cho các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn. Dù đã hoạt động hết công suất, song hiện sản phẩm của 2 làng nghề nói trên mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của thị trường do mặt bằng sản xuất chật hẹp, chủ cơ sở chưa dám mạnh dạn đầu tư do khu quy hoạch cho làng nghề đúc gang ở Vĩnh Cửu triển khai chậm...
Ông Lê Văn Út, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) đúc gang Trọng Nghĩa thuộc làng đúc gang Thạnh Phú ở huyện Vĩnh Cửu cho biết: Hiện năng lực sản xuất của HTX mới đạt khoảng 120 tấn/ tháng, chủ yếu là hàng thô, trong khi nhu cầu thị trường có tháng lên tới 200 tấn, chủ yếu là các doanh nghiệp của nước ngoài đứng chân trên địa bàn. Mặc dù HTX rất muốn mở rộng sản xuất, đặc biệt là chuyển từ lò đúc bằng than sang lò đúc điện để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng do trong tình trạng chờ di dời ra khu quy hoạch mới, nên HTX chưa dám đầu tư. Theo tính toán của ông Út, mỗi mẻ gang đúc theo kiểu truyền thống hiện nay ở các lò gang chỉ lãi được khoảng 250 đồng/kg gang, trong khi đó nếu sản phẩm gang đúc được gia công cho ra thành phẩm sẽ có lãi tới hơn 700 đồng/kg, muốn vậy phải có các loại máy như: máy phun bi, máy tiện, máy hàn và đòi hỏi lò đúc phải được tổ chức quy mô lớn hơn và không được ở trong khu dân cư vì sẽ gây ra ô nhiễm. Chính vì sản xuất mang tính cầm chừng để chờ di dời vào cụm công nghiệp, sản xuất của các lò gang hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Tại xưởng đúc thép của Công ty TNHH cơ khí Duyên Hải ở xã Tam Phước, huyện Long Thành, hiện trung bình mỗi tháng công ty xuất khoảng 100 tấn thép đúc cho khách hàng từ Đà Nẵng trở vào. Ông Đỗ Ngọc Hà, Giám đốc công ty giới thiệu: Công ty đang làm côn máy xay đá cho một công ty khai thác đá ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sản phẩm đúc của công ty Duyên Hải chủ yếu là thép với 2 mặt hàng chính: Hàm nhai để kẹp đá dùng cho khai thác mỏ và côn cho máy xay đá xây dựng. Ông Hà cho biết sản phẩm đúc của công ty mang tính đặc chủng, chịu sự va đập mạnh và chống mài mòn nên nguyên liệu không thể sử dụng loại sắt bình thường mà phải sử dụng loại thép mangan để đúc.
Để phát triển các làng nghề đúc gang, thép truyền thống, tỉnh Đồng Nai đã giao cho huyện Vĩnh Cửu thực hiện đề án khôi phục và phát triển nghề đúc gang xã Thạnh Phú, nhưng đến nay đã sau 1 năm, địa điểm để di dời làng nghề đúc gang vẫn chưa được thực hiện. Ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Trung tâm khuyến công tỉnh Đồng Nai cho biết: Trong suốt một năm qua Trung tâm cùng với UBND huyện Vĩnh Cửu đi khảo sát rất nhiều địa điểm nhưng đều không đạt. Khi có địa điểm mới, Trung tâm khuyến công Đồng Nai sẽ hỗ trợ về chi phí tư vấn và khoảng 60% kinh phí xây dựng hạ tầng để tạo điều kiện cho các lang nghề đúc gang, thep phát triển mạnh hơn./.
Tại xưởng đúc thép của Công ty TNHH cơ khí Duyên Hải ở xã Tam Phước, huyện Long Thành, hiện trung bình mỗi tháng công ty xuất khoảng 100 tấn thép đúc cho khách hàng từ Đà Nẵng trở vào. Ông Đỗ Ngọc Hà, Giám đốc công ty giới thiệu: Công ty đang làm côn máy xay đá cho một công ty khai thác đá ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sản phẩm đúc của công ty Duyên Hải chủ yếu là thép với 2 mặt hàng chính: Hàm nhai để kẹp đá dùng cho khai thác mỏ và côn cho máy xay đá xây dựng. Ông Hà cho biết sản phẩm đúc của công ty mang tính đặc chủng, chịu sự va đập mạnh và chống mài mòn nên nguyên liệu không thể sử dụng loại sắt bình thường mà phải sử dụng loại thép mangan để đúc.
Để phát triển các làng nghề đúc gang, thép truyền thống, tỉnh Đồng Nai đã giao cho huyện Vĩnh Cửu thực hiện đề án khôi phục và phát triển nghề đúc gang xã Thạnh Phú, nhưng đến nay đã sau 1 năm, địa điểm để di dời làng nghề đúc gang vẫn chưa được thực hiện. Ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Trung tâm khuyến công tỉnh Đồng Nai cho biết: Trong suốt một năm qua Trung tâm cùng với UBND huyện Vĩnh Cửu đi khảo sát rất nhiều địa điểm nhưng đều không đạt. Khi có địa điểm mới, Trung tâm khuyến công Đồng Nai sẽ hỗ trợ về chi phí tư vấn và khoảng 60% kinh phí xây dựng hạ tầng để tạo điều kiện cho các lang nghề đúc gang, thep phát triển mạnh hơn./.
Minh Hưng
Tin đã đăng