Cuộc họp có sự tham dự của đại diện các sở ngành liên quan và các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn. Nhìn chung Kế hoạch 1350/KH-UBND qua thời gian đầu thực hiện đã cơ bản đúng với mục tiêu chương trình đề ra là đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân, giữ vững mặt bằng giá các hàng thiết yếu, tổ chức tốt hệ thống phân phối, bảo đảm hàng hóa đến tay nhân dân, chuẩn bị hàng hóa chăm lo cho nhân dân gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt nam”.
Thông qua việc triển khai chương trình, mặt bằng giá cả các hàng hóa thiết yếu trên thị trường đã đi vào ổn định, chỉ số CPI các tháng gần đây tăng chậm so với các tháng trước. Hàng hóa bình ổn được đưa đến các vùng sâu, vùng xa, khu, cụm công nghiệp phục vụ cho nhân dân lao động.
Tuy nhiên hàng hóa chưa thật sự phong phú, thời gian bán tại một số nơi còn ngắn dẫn đến nhân dân không biết thông tin để mua hàng. Một số đơn vị đổi lịch bán hàng về thời gia, địa điểm nhưng không thông báo kịp thời cho địa phương. Một số địa phương có tình trạng tư thương mua hàng với giá bình ổn để bán lại kiếm lợi nhuận, gây tình trạng hai giá. Mặt hàng thuốc chưa có sự phối hợp tốt trong công tác giải ngân.
Để khắc phục các hạn chế nêu trên, phát huy các thành quả đạt được, trong thời gian tới các ngành có liên quan trong quá trình phối hợp thực hiện Kế hoạch 1350/KH-UBND nên có kế hoạch riêng, rõ ràng, xác thực hơn và quá trình thông tin phải nhanh chóng, chính xác. Trong thời gian tới, nhất là trước, trong và sau Tết Nhâm Thìn 2012, các doanh nghiệp khi bán hàng lưu động tại các vùng nông thôn, khu, cụm công nghiệp cần đưa hàng hóa phông phú, đa dạng hơn, đồng thời chất lượng, mẫu mã các mặt hàng phải phụ hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cảu nhân dân. Thời gian bán hàng lưu động phải dài hơn, từ 2-4 ngày tại mỗi điểm bán. Lịch bán hàng của các đơn vị sau khi tổng hợp phòng Quản lý thương mại- Sở Công Thương phải báo về Phòng Kinh tế các huyện thị để thông tin, tuyên truyền. Việc bán hàng tại các khu, cụm công nghiệp nêm làm việc với Ban quản lý các khu, cụm này để tổ chức tốt hơn. Phải có sự thống nhất giá bán hàng bình ổn giữa các đơn vị tham gia trên cơ sở giá được duyệt bởi Sở Tài chính và Sở Công Thương. Khi có biến động giá phải điều chỉnh hợp lý, kịp thời. Quản lý việc tổ chức bán hàng để tránh tình trạng tư thương gom hàng và bán lại tạo tình trạng hai giá.
Sở Công Thương Bình Dương