Đó chính là những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, sản phẩm làm ra chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Trong khi đó, ngành nghề CN-TTCN nông thôn được xem là ngành nghề hết sức quan trọng, tạo ra của cải vật chất phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời còn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nhanh và bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Riêng huyện Châu Thành là một trong những địa bàn có giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng khá mạnh máy năm gần đây.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế thị trường nếu không kịp thời đầu tư đổi mới trang thiết bị, dụng cụ sản xuất kịp thời thì các sản phẩm làm ra sẽ lạc hậu về mẫu mã cũng như kiểu dáng. Để đảm bảo phát triển bền vững lâu dài thì các cơ sở sửa chữa cơ khí trên địa bàn huyện cần được trang bị máy móc thiết bị công nghiệp ở nông thôn. Do đó, nâng cao năng lực sửa chữa của cơ khí là điều rất cần thiết hiện nay. Với những yêu cầu trên, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Sóc Trăng phối hợp với phòng Công thương huyện tiến hành triển khai Đề án “Phát triển cơ khí” cho cơ sở cửa sắt Thanh Nhàn, ngụ tại ở ấp Châu Thành, xã An Ninh. Đây là một trong những chủ trương nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện Châu Thành.
Theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Sóc Trăng, mục tiêu đề án xây dựng trên cơ sở cải tiến, đầu tư trang thiết bị sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị sản phẩm, tạo thêm việc làm và cải thiện đời sống cho lực lượng công nhân làm nghề. Bên cạnh đó, đề án sẽ góp phần gia tăng giá trị sản xuất CN-TTCN, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp và xóa đói giảm nghèo vùng nông thôn của huyện. Gắn kết chặt chẽ với tổ chức sản xuất nông nghiệp và vùng sản xuất nông nghiệp nhằm sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị; tăng tỷ trọng công nghiệp nông thôn, nhất là ngành cơ khí; sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện, tập quán của địa phương để từ đó tạo tiền đề cho việc tăng năng suất, chất lượng ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Quy mô đề án sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực sửa chữa cơ sở cơ khí như: Chuyển giao ứng dụng máy móc vào sản xuất sẽ thực hiện ở cơ sở cửa sắt Thanh Nhàn ở ấp Châu Thành, xã An Ninh. Đề án sẽ đầu tư trang thiết bị, dụng cụ cần thiết phục vụ cho sửa chữa cơ khí; khảo sát lựa chọn máy móc thiết bị thích hợp, mua máy móc thiết bị, lắp đặt máy móc thiết bị; tập huấn kỹ thuật và thực hành. Theo tính toán, khi được triển khai thực hiện, đề án sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, góp phần tăng thu nhập cho lực lượng lao động tại chỗ.
Bên cạnh đó, đề án còn phục vụ cho yêu cầu phát triển của địa phương trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa công nghiệp nông thôn. Đề án “Phát triển cơ khí” là một trong những chủ trương nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện Châu Thành. Khi các cơ sở sửa chữa cơ khí trên địa bàn huyện được trang bị máy móc thiết bị công nghiệp, nâng cao năng lực sửa chữa cơ khí thì sẽ có điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài. Đây cũng là cơ hội tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đồng thời góp phần tăng thu nhập cho lực lượng tại chỗ, phục vụ cho yêu cầu phát triển của địa phương trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa công nghiệp nông thôn.
CTV