Một số sản phẩm chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ 2010, bao gồm: Phôi thép tăng 24,5%; Sứ vệ sinh tăng 11,6%; Thủy sản các loại tăng 8,3%; Thức ăn chăn nuôi tăng 10,8%; Quẩn áo may sẵn tăng 6%; Sợi bông tăng 5,8%; Cơ khí nông cụ cầm tay tăng 11,2%; Nước máy tăng 8,3%; Xi măng các loại tăng 7,5%; Gạch xây tăng 10%; Vải các loại tăng 3,2%; Nhôm thỏi tăng 4,9%; Gạo xây xát tăng 8,5%; Gạch ốp lát ceramic tăng 15,8%; Sứ dân dụng tăng 7,4%; Xơ polyester tăng 49,3%; Mây tre đan các loại tăng 6,7%; Điện thương phẩm tăng 5,3%; Thịt gia súc gia cầm tăng 8,2%. Số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm: Bia các loại giảm 10,1%; đặc biệt sản phẩm khí đốt giảm mạnh 49,6%.
Về thương mại dịch vụ, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ: 6 tháng đầu năm 2011 ươớc đạt 8.212,7 tỷ đồng, tăng 23,6% so cùng kỳ năm 2010, đạt 48,31% so kế họach 2011. Trong đó: Kinh tế Nhà nước ước đạt 328 tỷ đồng, tăng 47,47%, kinh tế cá thể ước đạt 7.115,2 tỷ đồng, tăng 23,23%, kinh tế tư nhân ước đạt 769,5 tỷ đồng, tăng 18,55%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng năm 2011 tăng 14,49% so với cùng kỳ. Tháng 6 năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng tăng 1% so với tháng trước, tăng 10,7% so với tháng 12 năm trước, tăng 19,15% so với cùng kỳ. Số nhóm hàng tăng so với tháng 12/2010 bao gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 17,63%; đồ uống và thuốc lá tăng 5,05%; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 5,07%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 13,64%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,21%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 4,37%; Giao thông, bưu chính viễn thông tăng 14,66%; giáo dục tăng 1,17%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 3,4%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,56%; giá vàng tăng 5,24%; giá USD giảm nhẹ.
Về xuất nhập khẩu, xuất khẩu: 6 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 285 triệu USD, tăng 30%, đạt 57% kế hoạch năm 2011. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản 4,115 triệu USD; gạo 0,433 triệu USD; hàng dệt may 216,455 triệu USD; hàng thủ công mỹ nghệ 1,9 triệu USD; hàng hóa khác 40,576 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng ước đạt 227,9 triệu USD, tăng 1,6%, đạt 55,05% kế hoạch năm 2011. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Thực phẩm chế biến 2,538 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên liệu 815.400 USD, hoá chất 282.000 USD, nguyên liệu tân dược 1,05 triệu USD, chất dẻo 6,306 triệu USD; bông xơ 11,725 triệu USD; xơ, sợi dệt 2,379 triệu USD; vải may mặc 108,897 triệu USD; phụ liệu may mặc 29,725 triệu USD; sắt thép 22,839 triệu USD; kim loại 1,219 triệu USD; hàng điện tử 667.700 USD; máy móc thiết bị phụ tùng khác 8,539 triệu USD; hàng hóa khác 25,046 triệu USD.
Tình hình phát triển nghề, làng nghề và thu hút đầu tư, toàn tỉnh hiện có 229 làng nghề đã được UBND tỉnh cấp bằng công nhận. Nghề và làng nghề vẫn được duy trì và phát triển, v.v... Các làng nghề đã tạo việc làm cho 148.820 lao động của tỉnh.
Về thu hút đầu tư, 6 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh có 11 dự án được cấp phép đầu tư với số vốn đầu tư 1073,223 tỷ đồng; tổng dự án đầu tư đến tháng 6 năm 2011 là 398 dự án, tổng vốn đầu tư 55.785 tỷ đồng; Tổng số dự án đầu tư đi vào hoạt động đến tháng tháng 6 năm 2011 là 296 dự án, tổng vốn đầu tư 11.858,39 tỷ đồng, thu hút trên 93.000 lao động.
Thực hiện chương trình khuyến công quốc gia năm 2011 với tổng kinh phí được phân bổ là 1,37 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2011 , tỉnh đã tổ chức 17 lớp dạy may công nghiệp cho trên 500 lao động thuộc các huyện: huyện Đông Hưng 8 lớp, huyện Quỳnh Phụ 2 lớp, huyện Kiến Xương 7 lớp. Ký hợp đồng mở 10 dạy thêu cho 300 lao động huyện Đông Hưng.
Trong công tác quản lý thị trường, 6 tháng tỉnh đã thực hiện kiểm tra 1.156 vụ và xử lý 700 vụ, thu phạt hành chính tổng số tiền là 950 triệu đồng.
Trong thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh Thái Bình sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Về công nghiệp: Tập trung xây dựng Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bể than Đồng bằng sông Hồng; Quy hoạch ngành dệt, may, da giầy tỉnh Thái Bình đến giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020; Quy hoạch Sử dụng khí thấp áp cho KCN Tiền Hải và xây dựng dự án Sử dụng năng lượng tiết kiệm; Kế hoạch sản xuất sạch hơn; Tham mưu giúp Ban chỉ đạo điều hành và cung ứng điện năm 2011 của tỉnh chỉ đạo điều hành, kiểm tra kiểm soát công tác điều tiết điện trong điều kiện thiếu nguồn, một cách hợp lý bảo đảm cho sản xuất phát triển và đời sống nhân dân ổn định. Triển khai xây dựng 34 công trình điện dự án Năng lượng nông thôn 2 mở rộng ở 34 xã; Tiếp tục quan tâm chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề theo chiều sâu gắn với bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, hỗ trợ cho các làng nghề suy giảm; tiến hành rà soát cấp lại bằng công nhận làng nghề đủ tiêu chuẩn có thời hạn trong toàn tỉnh, mở rộng phát triển đối với nghề giải quyết nhiều việc làm cho nhân dân, v.v...
Về thương mại: Nghiên cứu xây dựng quy hoạch Phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến 2020; quy hoạch Phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng; dự án Phát triển thương mại Thái Bình phục vụ xây dựng nông thôn mới; dự án xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn; Phối hợp chặt chẽ với Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công thương nắm diễn biến thị trường trong nước và ngoài nước; theo dõi sát sao, nắm chắc tình hình cung cầu, giá cả hàng hoá trên địa bàn; thực hiện các giải pháp điều tiết cung cầu, bình ổn giá những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng không để thiếu hàng, sốt giá trên địa bàn tỉnh; Khuyến khích đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, Siêu thị, chợ đầu mối, chợ nông thôn, theo hình thức BOT... từng bước xóa “chợ dột nát” ở nông thôn; Tổ chức tốt các hoạt động tiêu thụ nông sản thực phẩm, thủy hải sản ở Hà Nội và các thành phố lớn; tiếp tục làm tốt cuộc vận động “ Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; “Đưa hàng về nông thôn phục vụ nông dân”. tổ chức thực hiện các chương trình như: Chương trình đưa hàng về nông thôn phục vụ nông dân, chương trình khuyến mại và chương trình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, v.v...
Sở Công Thương tỉnh Thái Bình