Theo đó, dự toán tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2012 là gần 21 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia là trên 17 tỷ đồng, kinh phí khuyến công địa phương là trên 3,8 tỷ đồng.
Chương trình dự kiến sẽ hỗ trợ mỗi năm ít nhất 8 dự án đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm cho khoảng 400 lao động, tạo việc làm gián tiếp cho khoảng 1000 người. Tổ chức ít nhất 2 lớp khởi sự doanh nghiệp, phấn đấu đến năm 2012 có 80% cơ sở sản xuất khu vực dân doanh được đào tạo cơ bản về quản lý kinh tế, kỹ thuật và thương mại. Phát triển làng nghề thủ công truyền thống, hỗ trợ đào tạo, truyền nghề, hỗ trợ thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đến năm 2012 mỗi huyện có ít nhất 1 cụm, điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp– làng nghề.
Để đạt mục tiêu trên, chương trình đã đề ra các nội dung cụ thể như sau:
Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề: với tổng kinh phí trên 561 triệu đồng, Kon Tum phấn đấu mỗi năm đào tạo ít nhất 120 lao động có nghề mới, 30 lao động được nâng cao tay nghề. Chương trình sẽ tập trung vào biên soạn giáo trình, tài liệu cho những nghề có thể tạo nhiều việc làm như: dệt thổ cẩm, mây tre đan, gốm sứ, thêu ren. Đào tạo thợ giỏi để hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề.
Chương trình nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp: Đến năm 2012 sẽ có ít nhất 80% cơ sở, doanh nghiệp được đào tạo nội dung này. Hàng năm sẽ có chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ của Trung tâm khuyến công có đủ năng lực tham gia hoạt động tư vấn. Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về khởi sự, quản trị doanh nghiệp, tổ chức hội thảo, giới thiệu kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các khóa học, hội thảo, tham quan; Hỗ trợ lập dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tổng kinh phí dành cho nội dung này là 210 triệu đồng.
Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ: Với tổng kinh phí 1,4 tỷ đồng, chương trình phấn đấu mỗi năm hỗ trợ ít nhất 6 mô hình. Do quy mô sản xuất của các cơ sở công nghiệp nông thôn rất nhỏ lạc hậu nên chương trình sẽ tập trung vào hỗ trợ các cơ sở công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp làng nghề. Cụ thể, tập trung vào hỗ trợ các cơ sở mộc, cơ khí nhỏ, mây tre đan, chế biến nông lâm thủy sản, ứng dụng tiến bộ khoa học vào phát triển nghề gốm.
Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Bao gồm chương trình xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ các cơ sở có sản phẩm tiêu biểu mở rộng sản xuất và thị trường, cải tiến công nghệ; Hỗ trợ các cơ sở tham dự các hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và các hoạt động xúc tiến thương mại.
Chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin: Hỗ trợ hoạt động tư vấn khuyến công; Hình thành và phát triển các điểm tư vấn, xây dựng các trung tâm dữ liệu; xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, ấn phẩm khuyến công, trang web và các hình thức thông tin đại chúng khác.
Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm, điểm công nghiệp: Phấn đấu đến năm 2012 có ít nhất 8 làng nghề được công nhận, 70% các cụm công nghiệp đã quy hoạch được lấp đầy. Mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, 1 làng nghề được quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng. Xây dựng các hiệp hội làng nghề.
Ngoài ra, còn các chương trình kiểm tra, giám sát các đề án khuyến công, xây dựng chương trình kế hoạch khuyến công hàng năm.
Chi tiết Quyết định xem tại đây
Phòng. TTĐT