Tỷãưn qua, Trung tẳđm Khuýã¿n cẳ´ng vẳ  Tặ° võãơn phẳât triõ»ƒn cẳ´ng nghiõ»‡p (Sõ»ă Cẳ´ng Thặ°ặâng Vẵ©nh Phẳãc) phõ»‘i hõ»êp võ»Ơi Cẳ´ng ty TNHH thặ°ặâng mõãâi xỷãơt khõã©u Phặ°ặâng Nam tõ»• chõ»©c mẳ´ hẳ¬nh trẳ¬nh diõ»…n kõ»¹ thỷã­t chõã¿ biõã¿n chẳ¨ xỷãơt khõã©u. ẵẳđy lẳ  mẳ´ hẳ¬nh sõãên xỷãơt chẳ¨ khẳ´, cẳ´ng sỷãơt 1.000 tõãơn/nẵƒm, võ»Ơi tõ»•ng võ»‘n ẵ‘õãưu tặ° gõãưn 9 tõ»· ẵ‘õ»“ng.

Nhà máy sản xuất chè xuất khẩu Phương Nam được xây dựng tại khu Đồi Me, xã Yên Lập, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo Giám đốc Công ty Nguyễn Văn Hường, công ty thực hiện đầu tư dây chuyền sản xuất và thiết bị công nghệ mới, chè thu mua từ các nông trường cũng như của bà con nông dân được sơ chế, sau đó tùy theo đặc điểm từng lô chè sơ chế, nếu tỷ lệ cỡ hạt nhỏ cao thì tiến hành sàng phân số (phân loại to nhỏ). Chè đạt tiêu chuẩn sẽ được cho qua hệ thống “ sàng rung”, bước này là bước quan trọng nhất trong qui trình công nghệ sản xuất chè và được gọi chung gọi là bước “sàng phân số”. Chè sau khi được phân loại theo các số chè và được xử lý qua hệ thống “quạt rê” và “hút dâu xơ” sẽ thu được các mặt hàng chè chính phẩm theo tiêu chuẩn ngành chè. Tuy nhiên, chỉ khi chè này được qua giai đoạn đấu trộn rồi đóng theo tiêu chuẩn mới được gọi là chè thành phẩm và đưa đi tiêu thụ. Với mô hình sản xuất chế biến chè xuất khẩu, công ty đã thu hút tạo việc làm ổn định cho 50 lao động tại địa phương với mức lương bình quân 1,5 triệu đồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị sản xuất.

Để đảm bảo sức khỏe người lao động, công ty đã thực hiện các giải pháp làm giảm tiếng ồn của máy móc, các thiết bị lắp đặt đều phải lắp kèm theo các thiết bị giảm chấn và tránh cộng hưởng. Nhà xưởng được thiết kế cao rộng, thoáng mát, giảm thanh tối đa. Để lượng khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất không lớn, các nhà thiết kế xử lý bằng các đường ống dẫn lên cao để khuếch tán giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường xung quanh. Chỉ trong thời gian ngắn từ khi xây dựng, lắp đặt máy móc và đi vào sản xuất thử, sản phẩm của công ty đã được khẳng định và có chỗ đứng trên thị trường. Cũng theo Giám đốc Hường, thời gian tới, công ty sẽ nghiên cứu, chế biến và đưa ra thị trường loại chè xanh đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo thêm việc làm cho người nông dân tại địa phương.

Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc Nguyễn Hữu Ngọc cho biết: Hiện Vĩnh Phúc có 12 doanh nghiệp chế biến tham gia xuất khẩu các sản phẩm chè. Tuy nhiên, việc xuất khẩu chè ở Vĩnh Phúc vẫn còn hạn chế do chất lượng chè chưa cao, vùng nguyên liêu chưa ổn định. Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chè mở rộng thị trường tiêu thụ, Vĩnh Phúc đã có cuộc tọa đàm hợp tác và phát triển giữa ngành chè Vĩnh Phúc với Hiệp hội Chè- Cà phê Liên bang Nga để tìm hiểu sở thích người dân Nga về các loại chè. Tỉnh cũng thành lập Chi hội chè Vĩnh Phúc và trở thành chi hội chè thứ 10 của cả nước được đăng ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm chè ra thị trường nước ngoài. Tỉnh cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh chè.

Năm 2009, Vĩnh Phúc dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 20.000 tấn chè, đồng thời mở rộng vùng sản xuất chè, xây dựng thương hiệu, tăng cường đầu tư các lĩnh vực chế biến chè đảm bảo xây dựng vùng chế xuất hàng hoá có chất lượng. Theo các nhà chuyên môn, dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH thương mại xuất khẩu Phương Nam là mô hình tiên tiến hiện có trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, cần được phổ biến và nhân rộng, góp phần tạo triển vọng mới cho ngành chế biến chè của tỉnh.
 

 Phạm Tiệp