7 tháng đầu năm 2014, việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của ngành Công Thương gặp nhiều thách thức: các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiếp tục gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn tín dụng, chi phí đầu vào tăng, thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng lớn đến sản xuất, việc siết chặt quản lý trong vận tải tăng chi phí lưu thông, thị trường tiêu thụ chưa thực sự sôi động trở lại...

 

Mặc dù vậy, nhờ sự quan tâm tập trung lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của Bộ Công Thương, sự phối hợp chặt chẽ từ các ngành, các địa phương, sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp...hoạt động của ngành Công thương vẫn được duy trì tốt và đạt được những kết quả nhất định.


Sản xuất công nghiệp:


Chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái tháng 07 năm 2014 tăng 10,99% so với tháng 06 năm trước và tăng 13,67% so với tháng 07 năm trước. Tính chung 07 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 6.96% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng giảm 0,92%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,77%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 17,97%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và sử lý rác thải, nước thải tăng 3,25%.


Một số Sản phẩm chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến chỉ số sản xuất công nghiệp: Giấy làm vàng mã ước đạt 2.755,89 tấn, tăng 2,17% so với tháng trước, luỹ kế ước đạt 20.311,83 tấn, tăng 12,54% so với cùng kỳ; Đá xây dựng khác ước đạt 43.354,4 m, tăng 4,43% so với tháng trước, luỹ kế ước đạt 242.621,42 tấn, tăng 30,83% so với cùng kỳ; Chè (trà) nguyên chất ước đạt 3.689,29 tấn, tăng 22,21% so với tháng trước, lũy kết ước đạt 10.360,19 tấn, tăng 15,22% so với cùng kỳ; Điện sản xuất ước đạt 29,25 triệu Kwh, tăng 34,26% so với tháng trước, luỹ kết ước đạt 262,49 triệu Kwh, tăng 26,81% so với cùng kỳ; Quặng sắt và tinh quặng sắt ước đạt 28.939,12 tấn, tăng 14,56% so với tháng trước, luỹ kết ước đạt 157.742,68 tấn, giảm 16,22% so với cùng kỳ;...


Tổng mức bán lẻ HH và DTDVTD:


Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tăng nhẹ, giá cả các mặt hàng không có biến động lớn. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 07/2014 tăng 0,06% so với tháng trước và tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước; Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 07/2014 ước đạt 865,04 tỷ đồng, tăng 1,65% với tháng trước, luỹ kế ước đạt 5.837,68 tỷ đồng, bằng 56,67% so với kế hoạch, tăng 9,02% so với cùng kỳ.


Hoạt động xuất, nhập khẩu:


Kim ngạch xuất khẩu tháng 07/2014 ư¬ớc đạt 3,2 triệu USD, giảm 19,94% so với tháng trước, luỹ kế ước đạt 31,13 triệu USD, bằng 63,53% kế hoạch, tăng 3,19% so với cùng kỳ. Đóng góp nhiều vào kim ngạch xuất khẩu là nhóm sản phẩm khoáng sản (đá bột + hạt, đá block); tinh bột sắn, giấy vàng mã... Các đơn vị có kim ngạch xuất khẩu khá: Công ty CP lâm nông sản thực phẩm Yên Bái; Công ty liên doanh cacbonnat YBB; Công ty CP Mông Sơn; Công ty CP Yên Sơn; Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam…


Kim ngạch nhập khẩu tháng 07/2014 ước đạt 0,829 triệu USD, giảm 61,23% so với tháng trước, luỹ kế ước đạt 9,042 triệu USD, tăng 0,07% so với với cùng kỳ năm 2013. Hàng nhập khẩu chủ yếu là phân bón.


Công tác quản lý nhà nước.


Tiếp tục hoàn thiện đề án vị trí việc làm, thực hiện tốt công tác rà soát quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển, chuyển đổi cán bộ nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ;


Công tác quy hoạch - kế hoạch: Tiếp tục triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm trên cơ sở các chỉ tiêu chủ yếu được tỉnh giao. Hoàn thành xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2015 và giai đoạn năm năm 2016-2020; Đôn đốc việc thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu chủ yếu đã được tỉnh giao, kế hoạch công tác nội bộ của Sở góp phần cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra. Thực hiện rà soát các quy hoạch hiện hành để đề xuất với tỉnh cho xây dựng mới, điều chỉnh bổ xung trong năm 2015; Phối hợp hoàn thành báo cáo đánh giá sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số17/NQ-TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVII;


Xây dựng cơ chế chính sách: Hoàn thành dự thảo điều chỉnh bổ xung 4 quy chế đã được tỉnh cho phép xây dựng: quy chế khuyến công, quy chế quản lý chương trình XTTM, quy định về hoạt động điện lực, quy chế quản lý VLN công nghiệp. Tiếp tục đề xuất với tỉnh về các chính sách tháo gỡ khó khăn cho DN ổn định phát triển sản xuất.


Các phòng, ban nghiệp vụ thuộc sở: Ngoài công tác chuyên môn thường xuyên, tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành nhằm phát hiện những hạn chế trong công tác QLNN cũng như những tồn tại trong phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, tập trung khắc phục những tồn tại đó.
Để hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch tháng 8 và những tháng tiếp theo của năm 2014, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng, với Ủy ban nhân dân các huyện thị thành phố tăng cường kiểm tra nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, kịp thời tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh các chính sách và biện pháp tháo gỡ khó khăn, động viên các doanh nghiệp phát triển sản xuất; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại; hàng giả hàng kém chất lượng, tập trung kiểm tra trên các tuyến giao thông và địa bàn trọng điểm, kịp thời xử lý các vi phạm, ổn đinh thị trường bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng; Tiếp tục triển khai công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu hàng hoá cho một số doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đẩy mạnh chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam;Chủ động triển khai các nhiệm vụ khuyến công, tư vấn phát triển công nghiệp, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh.


Ngọc Lan