Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 năm 2013 tăng 9,16% so với tháng 7 năm 2013 và tăng 16,77% so với tháng cùng kỳ năm trước; tăng 37,85% so với tháng bình quân năm 2010. Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2013 toàn ngành tăng 8,60% so với cùng kỳ năm trước; trong đó công nghiệp khai khoáng tăng 11,97%; công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,07%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 2,00%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 18,00% so với cùng kỳ năm trước;
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010, 8 tháng đầu năm 2013 đạt 4.404,229 tỷ đồng, tăng 20,73% so với cùng kỳ năm trước; trong đó công nghiệp khai khoáng đạt 818,441 tỷ đồng, tăng 102,85%; công nghiệp chế biến chế tạo đạt 2.945,748 tỷ đồng, tăng 15,32%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước đạt 624,943 tỷ đồng, giảm 8,45%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 15.096 tỷ đồng, tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước);
Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chiếm tỷ trọng cao ảnh hưởng lớn đến chỉ số phát triển công nghiệp, vẫn giữ mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ 2012 như: Công ty CP Xi măng Yên Bình, Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Công ty Đá cẩm thạch RK Việt Nam, Công ty liên doanh Cacbonat Canxi, Công ty cổ phần Kinh doanh chế biến lâm sản xuất khẩu Yên Bái ….
Những sản phẩm chủ yếu có ảnh hưởng đến chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: khai thác quăng sắt tăng 39,89%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 16,83%; hạt mài bột mài tăng 21,28%; xi măng tăng 16,22%; các loại đá lát tăng 61,00%, sứ điện tăng 8,43%.....Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng tăng 8,60% so với cùng kỳ năm trước cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì mức tăng trưởng.
Để ổn định phát triển sản xuất công nghiệp, duy trì nhịp độ phát triển sản xuất phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tỉnh giao cho ngành công thương năm 2013 cần tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp nhất là vấn đề về vốn, tiêu thụ sản phẩm để doanh nghiệp ổn định và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: xi măng, quặng sắt, chế biến gỗ, chế biến chè, sản xuất giấy đế, giấy vàng mã, sản xuất đá lát các loại, đá bột CaCO3,... Đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, giữ vững các thị trường truyền thống; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình công nghiệp trọng điểm sớm hoàn thành đi vào sản xuất góp phần hoàn thành mục tiêu kế hoạch sản xuất công nghiệp./.
Ngọc Lan