Tây Sơn là huyện trung du nằm về phía Tây Nam của tỉnh Bình Định, là cửa ngõ tiếp giáp với địa bàn bắc Tây Nguyên rộng lớn có nhiều tiềm năng kinh tế. Với vị trí địa lý này, Tây Sơn có mối liên hệ về kinh tế, văn hóa với nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, có tiềm năng và ưu thế để phát triển kinh tê - xã hội, nhất là phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.

 


Tây Sơn có vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng như đất sét, đa, cát, sỏi,…với chất lượng tốt và trữ lượng cao, và là vùng nguyên liệu phục vị cho công nghiệp chế biến như mía, mì, lâm sản,… Hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh. Đó là những điều kiện thuận lợi để huyện Tây Sơn đẩy mạnh công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nhất là phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Từ nay và trong thời gian đến trên địa bàn huyện Tây Sơn sẽ quy hoạch 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích 369,8 ha, cụ thể như sau:

1. Cụm công nghiệp Hóc Bợm tại thôn I, xã Bình Nghi với diện tích 37,8 ha;

2. Cụm công nghiệp Cầu Nước Xanh tại thôn I, xã Bình Nghi, diện tích 39,5 ha;

3. Cụm công nghiệp Phú An tại thôn Phú An, xã Tây Xuân, diện tích 35,7 ha;

4. Cụm công nghiệp Trường Định tại thông Trường Định, xã Bình Hòa, diện tích 20 ha;

5. Cụm công nghiệp cầu 16 tại thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, diện tích 38 ha;

6. Cụm công nghiệp Bình Nghi tại thôn Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi, diện tích 21,0 ha;

7. Cụm công nghiệp Gò Đá tại thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, diện tích 12,8 ha;

8. Cụm công nghiệp Gò Giữa tại thôn Thượng Giang, xã Tây Giang, diện tích 35 ha;

9. Cụm công nghiệp Gò Cầy tại thôn Kiên Long, xã Bình Thành, diện tích 30 ha;

10.Cụm công nghiệp Bình Tân tại thôn Mỹ Thạch, xã Bình Tân, diện tích 30 ha;

11.Cụm công nghiệp Tây Xuân tại thôn Phú An, xã Tây Xuân, diện tích 50,0 ha;

12.Cụm công nghiệp Rẫy Ông Thơ tại thôn Đại Chí, xã Tây An, diện tích 20 ha.

 

Về tình hình các dự án đăng ký đầu tư trong các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện

1. Tại Cụm Công nghiệp Phú An, thôn Phú An, xã Tây Xuân có 28 dự án của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đăng ký đầu tư và triển khai thực hiện tại khu sản xuất nước mắm và khu sản xuất tổng hợp với tổng diện tích đất đã cho thuê 119.704 m2 , tổng vốn thực hiện 78,41 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay có 9 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tạm ngừng hoạt động và 4 doanh nghiệp ngừng hoạt động.

2. Cụm Công nghiệp Hóc Bợm, thôn 1, xã Bình Nghi có 170 cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công của các hộ gia đình cá nhân, diện tích cho thuê 170.000 m2 , tổng vốn triển khai thực hiện 25,5 tỷ đồng.

3. Cụm Công nghiệp Cầu Nước Xanh, thôn 1, xã Bình Nghi diện tích quy hoạch 39,5 ha có Công ty Cổ phần Cụm Công nghiệp Cầu Nước Xanh đăng ký làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

4. Cụm Công nghiệp Bình Nghi, thôn Thủ Thiện Hạ, xã Bình Nghi có 04 dự án đăng ký với diện tích 187.187,4m2 , tổng vốn thực hiện 58,5 tỷ đồng trong đó 01 dự án đã hoàn thành sản xuất kinh doanh ổn định, 02 dự án đang triển khai.

5. Cụm Công nghiệp Tây Xuân, thôn Phú An, xã Tây Xuân có 220 cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công của các hộ gia đình, cá nhân, diện tích đất cho thuê 220.000m2 , tổng vốn đã triển khai 33 tỷ đồng.

6. Cụm Công nghiệp Gò Đá – Bình Tường, thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường có 01 nhà máy sản xuất bột nhang đã đầu tư và đi vào hoạt động, trên diện tích 24.872m2 , kinh phí thực hiện 6 tỷ đồng.

7. Cụm Công nghiệp Gò Giữa, thôn Thượng Giang, xã Tây Giang có 23 cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công của các hộ gia đình cá nhân đang sản xuất kinh doanh với diện tích 23.000m2 , kinh phí thực hiện 3,45 tỷ đồng.

8. Cụm Công nghiệp Cầu 16, thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận: có 03 dự án đã được triển khai với tổng diện tích 95.416,4m2 , vốn đã triển khai 30 tỷ đồng.


9. Cụm Công nghiệp Gò Cầy, thôn Kiên Long, xã Bình Thành có 47 cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công và 02 cơ sở chưa xẻ gỗ của các hộ gia đình cá nhân, 01 cơ sở chế biến hạt điều đang hoạt động, trên diện tích 72.000m2 , vốn đã triển khai 11,15 tỷ đồng.

10. Cụm Công nghiệp Trường Định, thôn Trường Định, xã Bình Hòa: có 23 cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công của các hộ gia đình cá nhân với diện tích 23.000m2 , kinh phí thực hiện 3,45 tỷ đồng.

11. Cụm Công nghiệp Bình Tân, thôn Mỹ Thạch, xã Bình Tân có 01 cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động trên diện tích 10.000 m2 , vốn đầu tư 0,2 tỷ đồng.

12. Cụm Công nghiệp Rẫy Ông Thơ, thôn Đại Chí, xã Tây An: Công ty Cổ phần gạch tuy nen Quang Trung thuê 22.000m2 đất, kinh phí thực hiện dự án 0,8 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay dự án đã ngừng hoạt động.


Về tình hình các dự án, ngành nghề sản xuất kinh doanh cần tiếp tục xúc tiến đầu tư tại các cụm công nghiệp

1. Tại Cụm Công nghiệp Phú An, thôn Phú An, xã Tây Xuân diện tích đất còn lại cần xúc tiến kêu gọi đầu tư 13,5 ha với ngành nghề chủ yếu như: Phát triển các ngành nghề cơ khí, gò hàn, chế biến nông lâm sản, đồ mộc dân dụng, sản xuất hàng tiêu dùng.

2. Cụm Công nghiệp Hóc Bợm, thôn 1, xã Bình Nghi diện tích cần xúc tiến đầu tư 6,6 ha, ngành nghề chủ yếu sản xuất gạch ngói không nung, gạch ngói các loại.

3. Cụm Công nghiệp Cầu Nước Xanh, thôn 1, xã Bình Nghi diện tích còn lại cần xúc tiến đầu tư 28,6 ha, các ngành nghề chủ yếu Chế biến nông lâm sản, VLXD, các ngành nghề khác, dịch vụ kho vận, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

4. Cụm Công nghiệp Bình Nghi, thôn Thủ Thiện Hạ, xã Bình Nghi, diện tích còn lại cần xúc tiến đầu tư 18,71 ha 5. Cụm Công nghiệp Tây Xuân, thôn Phú An, xã Tây Xuân có 220 cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công của các hộ gia đình, cá nhân, diện tích đất cho thuê 220.000m2 , tổng vốn đã triển khai 33 tỷ đồng.

6. Cụm Công nghiệp Gò Đá – Bình Tường, thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường có 01 nhà máy sản xuất bột nhang đã đầu tư và đi vào hoạt động, trên diện tích 24.872m2 , kinh phí thực hiện 6 tỷ đồng.

7. Cụm Công nghiệp Gò Giữa, thôn Thượng Giang, xã Tây Giang có 23 cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công của các hộ gia đình cá nhân đang sản xuất kinh doanh với diện tích 23.000m2 , kinh phí thực hiện 3,45 tỷ đồng.

8. Cụm Công nghiệp Cầu 16, thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận: có 03 dự án đã được triển khai với tổng diện tích 95.416,4m2 , vốn đã triển khai 30 tỷ đồng.

9. Cụm Công nghiệp Gò Cầy, thôn Kiên Long, xã Bình Thành có 47 cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công và 02 cơ sở chưa xẻ gỗ của các hộ gia đình cá nhân, 01 cơ sở chế biến hạt điều đang hoạt động, trên diện tích 72.000m2 , vốn đã triển khai 11,15 tỷ đồng.

10. Cụm Công nghiệp Trường Định, thôn Trường Định, xã Bình Hòa: có 23 cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công của các hộ gia đình cá nhân với diện tích 23.000m2 , kinh phí thực hiện 3,45 tỷ đồng.

11. Cụm Công nghiệp Bình Tân, thôn Mỹ Thạch, xã Bình Tân có 01 cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động trên diện tích 10.000 m2 , vốn đầu tư 0,2 tỷ đồng.

12. Cụm Công nghiệp Rẫy Ông Thơ, thôn Đại Chí, xã Tây An: Công ty Cổ phần gạch tuy nen Quang Trung thuê 22.000m2 đất, kinh phí thực hiện dự án 0,8 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay dự án đã ngừng hoạt động.

UBND huyện Tây Sơn kính mong các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh quan tâm đầu tư và triển khai thực hiện các dự án, ngành nghề sản xuất kinh doanh tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho huyện nhà./.

Triển vọng Cụm Công nghiệp Cầu 16

Cuối năm 2012 vừa qua, Cụm công nghiệp Cầu 16, thuộc thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn được UBND tỉnh Quyết định thành lập. Cụm CN Cầu 16 nằm ở vị trí khá thuận lợi tại ngã 3 Qốc lộ 19, giáp với tỉnh Gia Lai và đường lên huyện Vĩnh Thạnh ( tỉnh Bình Định).

Cụm công nghiệp này có quy mô 38 ha, với các ngành nghề thu hút đầu tư như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm sản, đá Granite, xăm lốp xe các loại, cơ khí và các ngành nghề thủ công mỹ nghệ không gây ô nhiễm môi trường. Đây là Cụm công nghiệp được huyện Tây Sơn sớm có chủ trương xin được thành lập từ năm 2010. Trong khi chờ cấp thẩm quyền phê duyệt, do nhu cầu thực tiễn sản xuất, từ thời điểm đó đến nay huyện đã bố trí cho 03 doanh nghiệp đầu tư xây dựng sản xuất tại Cụm công nghiệp này là: Công ty TNHH Sông Kôn sản xuất đá Granite, Công ty cổ phần Thành Ngân sản xuất chế biến dăm bạch đàn xuất khẩu và Công ty TNHH Nhật Khánh. Hiện cụm CN Cầu 16 đã có diện tích xây dựng nhà xưởng, đường giao thông, đất trồng cây xanh…trên 12ha, chiếm tỷ lệ lấp đầy trên 30% diện tích. Qua xúc tiến kêu gọi đầu tư của huyện hiện nay một số doanh nghiệp cũng đã có ý tưởng xin thuê đất để xây dựng sản xuất tại cụm công nghiệp này.

Theo ông Võ Văn Dũng, Trưởng ban quản lý cụm CN huyện; trong số 03 doanh nghiệp ở cụm CN Cầu 16 hiện nay, thì Cty CP Thành Ngân là một trong số ít doanh nghiệp đang có mặt tại các cụm CN trên địa bàn huyện ta đã và đang sản xuất chế biến sản phẩm dăm bạch đàn xuất khẩu đạt doanh thu tương đối ổn định nhất; và nhờ làm ăn có hiệu quả, trong dịp tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 vừa qua Cty cũng đã dành nhiều phần quà để tặng cho các đối tượng nghèo chính sách trên địa bàn huyện nhằm góp thêm điều kiện để bà con vui xuân đón tết cổ truyền của dân tộc.

Cũng theo ông Võ Văn Dũng; việc đầu tư quy hoạch xây dựng với đầy đủ chức năng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ sẽ đưa cụm công nghiệp Cầu 16 trở thành cụm công nghiệp trọng điểm của huyện, phù hợp với định hướng chung của tỉnh và gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên, qua đó đẩy nhanh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân trong vùng. Cụm công nghiệp Cầu 16 hình thành sẽ cùng với 04 cụm công nghiệp hiện hữu nằm trên tuyến QL 19 thuộc địa bàn huyện như: Phú An (xã Tây Xuân), Hóc Bợm (xã Bình Nghi), cụm công nghiệp Bình Nghi (xã Bình Nghi), cụm công nghiệp Tây Xuân (xã Tây Xuân) góp phần mang lại giá trị sản xuất công nghiệp và hàng năm giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng chục ngàn lao động.

Theo số liệu điều tra (năm 2010) của phòng chức năng trên địa bàn huyện, toàn huyện chỉ có 40% số cơ sở, doanh nghiệp đủ mặt bằng sản xuất kinh doanh, còn lại gần 60% cơ sở, doanh nghiệp thiếu hoặc đang gặp khó khăn và 80% trong số này có nhu cầu được mở rộng mặt bằng. Như vậy việc hình thành, xây dựng các Cụm công nghiệp ở địa phương, trong đó có Cụm CN Cầu 16 sẽ góp phần phục vụ đắc lực cho các doanh nghiệp có điều kiện triển khai xây dựng, mở rộng nhà xưởng phục vụ các ngành nghề sản xuất công nghiệp, TTCN; và đây được coi là một biện pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất CN -TTCN trên địa bàn huyện phát triển và chuyển dịch nền kinh tế theo hướng CN -TTCN và dịch vụ trong những năm tới theo tinh thần NQ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đã đề ra.
 

Nguồn: UBND huyện Tây Sơn - Bình Định