Nhằm tăng cường hơn nữa sự quản lý của nhà nước cũng như để có sự hỗ trợ kịp thời cho các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển, mới đây UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quy chế phới hợp quản lý nhà nước đối với CCN trên địa bàn tỉnh.


Theo đó, Trên nguyên tắc, phối hợp quản lý theo nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của từng đơn vị theo pháp luật hiện hành, phải đảm bảo sự thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong CCN… Nội dung quản lý tập trung vào việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thành lập và hoạt động của CCN; chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động xúc tiến đầu tư và sản xuất kinh doanh, các dịch vụ công cộng của các tổ chức cá nhân trong CCN; xây dựng thôn tin về CCN; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với sự hoạt động của các CCN…

Với vai trò là cơ quan đầu mối đảm nhiệm vai trò quản lý các CCN, Sở Công thương có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan thẩm định hồ sơ thành lập, mở rộng, bổ sung quy hoạch và đề xuất các chính sách liên quan đến phát triển CCN; chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình hoạt động của các CCN trên địa bàn tỉnh…

Sở Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ hướng dẫn thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các tổ chức cá nhân đầu tư vào CCN; phối hợp với các cơ quan liên quan lập kế hoạch và dự trù phân bố trong kế hoạch vốn xây dựng căn bản hàng năm để hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN…

Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ hướng dẫn về trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác quản lý môi trường trong các CCN; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm công tác quản lý đất đai và môi trường trong CCN…

 

AIP